Nên cắt bao quy đầu trẻ em khi nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Cắt bao quy đầu cho trẻ em có nên hay không và khi nào thì cắt bao quy đầu cho trẻ? Để giải đáp thắc mắc về những câu hỏi đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ

Bao quy đầu là một lớp da mỏng ở bên ngoài bao bọc lấy quy đầu dương vật, có tác dụng bảo vệ dương vật khỏi những tác động của bên ngoài vì đây là bộ phận nhạy cảm của nam giới.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu cũng cần phải có những can thiệp y khoa phù hợp (ảnh minh họa)

Trẻ bị hẹp bao quy đầu cũng cần phải có những can thiệp y khoa phù hợp (ảnh minh họa)

Ở những đứa trẻ mới sinh thì hầu hết các em đều bị hẹp bao quy đầu, tuy nhiên phần bao dạ dày này sẽ tự tuột xuống khi các em được 5 hoặc 6 tuổi (đó là ở những đứa trẻ phát triển bình thường).

Nhưng ở một số trẻ thì phần bao da này không tự tuột xuống được mà cha mẹ cần phải nong nhẹ nhàng bao quy đầu bằng tay cho trẻ để giúp tách dính giữa bao quy đầu và quy đầu. Các bé mắc chứng dài hay hẹp bao quy đầu hoặc trẻ trên 5 tuổi mà việc nong bao quy đầu vẫn không hiệu quả cần phải có sự can thiệp của y khoa.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ

Khi trẻ có những biểu hiện hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có các phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp nhất. Vì dài hoặc hẹp bao quy đầu nếu không điều trị có thể gây viêm nhiễm niệu đạo, viêm bao quy đầu… Do trẻ chưa nhận thức được cơ thể và sức khỏe của mình, cho nên cha mẹ cần phải chú ý đến vấn đề này cho trẻ nhiều hơn, tránh chủ quan để bệnh phát triển gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản và những bệnh lý khác.

Hẹp bao quy đầu khiến trẻ tiểu khó, tiểu tia nước nhỏ… thậm chí dẫn đến sưng đau ở đầu dương vật (ảnh minh họa)

Hẹp bao quy đầu khiến trẻ tiểu khó, tiểu tia nước nhỏ… thậm chí dẫn đến sưng đau ở đầu dương vật (ảnh minh họa)

Những triệu chứng cho thấy trẻ bị dài bao quy đầu hoặc hẹp bao quy đầu:

Dài bao quy đầu ở trẻ em

Cha mẹ có thể thấy rõ phần bao quy đầu bị phủ kín bởi lớp da thừa khiến cho quy đầu không thể lộ ra bên ngoài được, tình trạng này để lâu và không được vệ sinh sạch sẽ khiến các chất bài tiết bên trong da quy đầu không thoát ra được, hình thành cặn bẩn và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu

Theo thống kê 90% bé trai hẹp bao quy đầu sinh lý khi mới đẻ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và đến tuổi dậy thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Cha mẹ có thể quan sát bé, nếu bé có tình trạng tiểu khó, tiểu tia nước nhỏ, phải rặn mạnh mới đi được, nước tiểu chảy ra đọng lại bao quy đầu và sau nhiều lần như vậy thấy đầu dương vật sưng phồng lên. Phần đầu dương vật có các cục trắng xuất hiện, phần bao quy đầu của trẻ khó lộn.

Những lưu ý khi cắt bao quy đầu cho trẻ

Những lưu ý khi cắt bao quy đầu cho trẻ

Những điều cần lưu ý sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ

Sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục của bé sau khi tiến hành tiểu phẫu, lau rửa nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết cắt, hạn chế để miệng vết thương dính nước vì điều này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng

– Cha mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi để giảm thiểu sự ma sát vào vết thương, nếu bé ở nhà, mẹ có thể cho bé không mặc đồ lót.

– Bôi thuốc cho trẻ theo đúng quy định của bác sĩ.

– Sau hai tuần làm tiểu phẫu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám lại để hạn chế những di chứng không may có thể xảy ra. Nếu trẻ có dấu hiệu lạ, cần đưa trẻ đến phòng khám để được bác sĩ điều trị kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital