Đột quỵ não có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và có thể dẫn tới nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là lấy đi tính mạng của người bệnh. Hiện tượng giảm sức bền tim phổi sau đột quỵ(giảm sức bền thành mạch) là một trong số những di chứng nguy hiểm và thường gặp. Cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về hiện tượng này và các biện pháp phục hồi.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về những di chứng của đột quỵ
1.1 Tìm hiểu khái quát về bệnh đột quỵ
Đột quỵ(tai biến mạch máu não) là bệnh cấp tính xảy ra khi não bị tổn thương nghiêm trọng bởi thiếu oxy và chất dinh dưỡng để nuôi tế bào não. Dù diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng các tế bào não có thể chết dần và dẫn tới nhiều di chứng ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, thậm chí là tử vong.
Khi cơ thể đột quỵ và không được phát hiện kịp thời có thể ngừng hoạt động gần như lập tức, điều này đồng nghĩa với người bệnh có thể có di chứng, tàn tật hoặc tử vong. Hiện đột quỵ thành chia được 3 dạng như sau:
– Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Xảy ra bởi máu ở động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn tới lưu thông kém, tình trạng này có thể diễn ra đột ngột tuy nhiên có thể phòng tránh với các biện pháp dự phòng sớm.
– Đột quỵ bởi huyết khối(máu đông): Xảy ra khi có vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch khiến hình thành máu đông hoặc mảng bám tích tụ trong động mạch dẫn tới tắc nghẽn mạch máu não. Loại đột quỵ này chiếm khoảng 15% tổng số ca đột quỵ.
– Đột quỵ do tắc mạch: đây là một dạng đột quỵ nhẹ diễn ra trong thời gian ngăn và những triệu chứng thường chỉ kéo dài trong khoảng một vài phút khi lượng máu tới não bị cản trở tạm thời dẫn tới triệu chứng đột quỵ. Sau thời gian đó có thể trở lại bình thường tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nặng có thể xảy ra trong thời gian tới.
Những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ có thể liên quan từ bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh của người bệnh như:
– Bệnh cao huyết áp: Tăng khả năng hình thành máy đông, gây sức ép lên thành động mạch gây xuất huyết não
– Hút thuốc lá: Thói quen xấu gây tổn thương thành mạch, tăng xơ cứng động mạch
– Cholesterol cao, béo phì: Tăng khả năng bệnh máu nhiễm mỡ, cao huyết áp hoặc tim mạch…
– Đái tháo đường: Có thể liên quan tới cao huyết áp hoặc suy tim tăng nguy cơ đột quỵ
– Đột quỵ tái phát: Những người có tiền sử đột quỵ nhẹ có thể tái phát trong vài tháng đầu nhưng nguy cơ sẽ giảm dần.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khác bao gồm: tuổi cao, chủng tộc, tiền sử gia đình…
1.2 Nhận diện đột quỵ và mức độ nguy hiểm của bệnh
Có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ thông qua nguyên tắc FAST nhằm giúp các y bác sĩ phát hiện và cứu chữa kịp thời:
– Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt như bị mất cân đối, méo miệng, có thể quan sát rõ hơn khi cười
– Arm: Quan sát những dấu hiệu ở tay, yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên để kiểm tra bên tay nào yếu hơn hoặc rơi xuống để nhận định bên bị liệt
– Speech: Phát hiện những bất thường ở ngôn ngữ khi không thể lặp lại câu nói một cách chính xác hoặc giọng nói bị không lưu loát hay không rõ chữ, rõ nghĩa
– Time: Ngay khi phát hiện những dấu hiệu kể trên cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Đột quỵ có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe con người, có thể dẫn tới tử vong. Những di chứng có thể xảy ra bao gồm: phù nề não, đau tim, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đau tim, xơ cứng động mạch…
Bên cạnh đó có thể xuất hiện những cơn co giật bởi hoạt động não mất ổn định, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức của người bệnh. Cùng với đó là những nguy cơ bệnh: viêm tiết niệu, co cứng tay chân, viêm phổi, viêm loét, nằm liệt giường…
2. Tìm hiểu về tình trạng giảm sức bền ở tim phổi sau đột quỵ
2.1 Giảm sức bền tim phổi sau khi đột quỵ là gì?
Sức bền tim phổi hay chính là sức bền của tim mạch đánh giá khả năng cung cấp oxy của hệ hô hấp và tuần hoàn đến các cơ quan trong suốt quá trình hoạt động thể chất. Sức bền tim phổi giảm khi thành mạch giảm sức bền hay di chứng của đột quỵ não.
Sức bền tim phổi tốt có thể giúp người bệnh có sức khỏe thể chất tốt và ngược lại. Tuy nhiên chúng có thể giảm mạnh đối với tình trạng bất động trong giai đoạn sớm sau đột quỵ.
Có thể phục hồi sức bền tim phổi thông qua:
– Phục hồi chức năng tăng sức bền tim phổi
– Tham gia tập thở, tập thể dục phù hợp
– Tập sức bền tim phổi và kháng trở.
2.2 Làm thế nào để phục hồi chức năng bởi giảm sức bền tim phổi sau khi đột quỵ
Phục hồi chức năng này thường áp dụng cho bệnh nhân bị tim mạch gồm đau tim và đột quỵ. Đối với những bệnh nhân có bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn… cần điều trị dứt điểm bệnh và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời cần tránh các vấn đề về tâm lý, môi trường sống tác động đến sức khỏe.
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở, đặc biệt khi hoạt động gắng sức nên thể lực và hoạt động thể chất kém ảnh hưởng tới công việc và đời sống. Do đó hồi phục chức năng hô hấp qua tập thở, tập vận động có thể nâng cao khả năng thể lực và cải thiện hô hấp cho người bệnh.
Sự cải thiện sẽ rõ ràng hơn nếu người bệnh luyện tập thường xuyên và cường độ gần ngưỡng khó thở. Người bệnh mới tập nên bắt đầu từ cường độ thấp và xen lẫn nghỉ ngơi.
Nếu có trường hợp tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng cần được khuyến cáo bắt đầu với những bài tập sức bền hoặc tăng khả năng dẻo dai kết hợp các loại thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sĩ.