Nhiều người đi thăm khám và phát hiện thận có cặn. Cặn thận gây sỏi thận, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Cần áp dụng những biện pháp gì để ngăn ngừa hình thành cặn thận? Bài viết dưới đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Menu xem nhanh:
1. Cặn thận gây nên sỏi thận như thế nào?
Cặn thận là những chất cặn, sạn nhỏ, chất thải có trong thận hoặc các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại. Nếu số lượng cặn thận quá nhiều và tích tụ trong một thời gian dài sẽ hình thành sỏi thận.
2. Những nguy hiểm do cặn thận
Cặn thận tích tụ lâu ngày tạo thành những viên sỏi. Chúng làm tắc thận và đường tiết niệu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:
– Ứ tắc đường tiểu khiến thận phải tăng hoạt động co bóp để đẩy cặn sỏi và nước tiểu ra ngoài.
– Ứ đọng nước tiểu trong thận. Triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, đường tiết niệu.
– Có thể gây ra suy thận cấp tính và mạn tính.
3. Dấu hiệu của cặn thận
Những dấu hiệu thường gặp khi có cặn trong thận bao gồm:
– Nước tiểu có màu đục.
– Nước tiểu có mùi.
– Đau bụng.
– Đổ mồ hôi.
4. Biện pháp hạn chế sự hình thành cặn thận
Cặn thận lắng đọng, tích tụ lâu ngày, không được loại bỏ sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để cặn thận không còn là nỗi ám ảnh đến sức khỏe người bệnh, cần lưu ý những điều sau đây.
4.1. Uống đủ nước mỗi ngày
Trung bình mỗi ngày cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước. Tùy cơ địa mỗi người, điều kiện thời tiết mà cần bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thải lọc những chất cặn bã có trong thận, ngăn chặn tình trạng kết tụ thành sỏi.
5.2. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp hạn chế sự lắng đọng của cặn thận. Đồng thời việc này còn giúp duy trì cân nặng cơ thể hợp lý, cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn chặn nhiều bệnh lý.
5.3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị và phòng ngừa cặn thận. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ là: lúa mạch, gạo lứt, các loại trái cây, củ quả,…
5.4. Sử dụng protein lành mạnh
Nên sử dụng hàm lượng vừa đủ protein có nguồn gốc động vật (thịt, trứng, cá, sữa…). Ngoài ra hãy bổ sung protein thực vật như gạo, ngô, đâu tương… để hạn chế sự hình thành cặn thận.
5.5. Những thực phẩm nên hạn chế
Để loại bỏ nỗi lo cặn thận gây sỏi thận, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
– Tránh ăn mặn để giúp thận làm việc không bị quá tải.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc là hay socola,… Những chất này có thể gây ra tình trạng lắng sỏi dễ dàng nếu thận của bạn từng có bệnh lý sỏi thận.
– Hạn chế thực phẩm giàu oxalat như gà, gan, đậu, rau cần tây, rau bina,… làm tăng khả năng hình thành sỏi.
– Giảm bổ sung lượng vitamin C khi cặn thận xuất hiện nhằm ngăn ngừa hình thành oxalat trong cơ thể, tạo sỏi thận.
– Không nên ăn thực phẩm nhiều mỡ khi bị sỏi thận. Bởi chúng sẽ làm gia tăng lượng Cholesterol trong máu, tăng mỡ máu, giảm thiểu chức năng trao đổi chất trong cơ thể.
Thăm khám thận – tiết niệu định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận, trong đó có cặn thận. Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra biện pháp xử lý cặn thận hiệu quả, tránh để cặn thận gây sỏi thận.