Trẻ mọc răng hay bị đau, sốt, quấy khóc về đêm là tình trạng hay gặp trong những năm tháng đầu đời. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ mà còn khiến cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ, làm phụ huynh mất ngủ kéo dài, dẫn đến căng thẳng mệt mỏi khiến sức khỏe và công việc bị ảnh hưởng. Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao là vấn đề nhiều mẹ quan tâm và những tuyệt chiêu ở bài dưới đây giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ quất khóc nhiều do mọc răng.
Menu xem nhanh:
1. Hệ lụy việc trẻ quấy khóc nhiều do mọc răng
Nguyên nhân trẻ mọc răng hay quấy khóc ban đêm là do khi đó cơ thể của bé đang phải chịu những cơn sốt khi mọc răng, nướu răng trẻ bị sưng đỏ khiến bé khó chịu, dễ cáu kỉnh, quấy khóc. Trong giai đoạn mọc răng, mỗi buổi tối trẻ quấy khóc có thể lên đến 30-60 phút trước khi ngủ. Một số bé còn hay bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm và tiếp tục khóc quấy.
Kèm theo hiện tượng trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, mọc răng là tình trạng bé thường biếng ăn. Nếu xảy ra trong một thời gian dài không có phương pháp khắc phục có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ điển hình như:
– Sức khỏe sụt giảm do bé bị thiếu ngủ, ăn không ngon vì lúc này cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển.
– Tăng nguy cơ rối loạn hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé đến ức chế sự phát triển của các hormone tăng trưởng, khiến bé bị chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.
– Tinh thần và sức khỏe của ba mẹ, người thân trong gia đình cũng bị ảnh hưởng, vì trẻ quấy khóc nhiều rất dễ khiến mẹ căng thẳng và trầm cảm.
Tuy nhiên tình trạng này thường kéo dài 5-7 ngày và sẽ giảm bớt khi con qua giai đoạn sưng nướu. Nhưng nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng và bé sốt cao hơn 39 độ thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
2. Những tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc mọc răng
2.1 Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Hãy xoa dịu nướu cho con
Trẻ nhỏ khi mọc răng thường có cảm giác đau nhức ở vùng nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm những mẹo để xoa dịu nướu, giảm cảm giác đau cho con. Cách phổ biến nhất là sử dụng bông hoặc gạc mềm thấm với nước mát và thực hiện massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.
Ngoài ra, có thể dùng núm vú giả ngâm trong nước đá khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm vì hơi lạnh sẽ giúp nướu bớt sưng và giảm sự đau nhức. Nếu trên 12 tháng, mẹ có thể cho ăn rau củ quả như cà rốt, dưa chuột… để giảm bớt ngứa lợi.
2.2 Cho bé ăn những thực phẩm mềm và mát
Trẻ mọc răng thường bị đau nhức nướu nên hãy ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, mát, dễ nuốt như súp, sữa, cháo, sinh tố… Mẹ nên để nguội hoặc bảo quả lạnh trước khi cho bé sử dụng vì nhiệt độ mát có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng ở trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý tránh đồ không được quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng dễ gây tổn thương cho răng và lợi khiến trẻ bị đau nhiều hơn.
Trong quá trình bé mọc răng, mẹ cần cung cấp thêm cho trẻ các chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này là: canxi, vitamin D3, DHA… Vì những chất này đều là thành phần chính cấu tạo nên răng, giúp xương, răng chắc khỏe và phát triển theo đúng độ tuổi của trẻ.
Nếu bé ở độ tuổi ăn dặm, vào bữa ăn tối, mẹ có thể cho bé ăn thêm cà rốt xay nhuyễn hoặc nước ép dưa chuột, nước ép táo vì đây là những thực phẩm có khả năng an thần và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
2.3 Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Hãy chơi đùa cùng trẻ trước khi ngủ
Trước khi ngủ, mẹ nên sử dụng khăn ấm lau khắp người trẻ để làm dịu mát cơ thể đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn sốt mọc răng. Sau đó để tạo cảm giác an tâm và giúp con tạm quên đi cơn đau răng mẹ hãy âu yếm và chơi đùa cùng trẻ, có thể dùng âm nhạc để giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.Mẹ nên nhớ đừng để trẻ một mình vì khi đó bé sẽ có cảm giác bất an, sẽ khiến trẻ dễ cáu kỉnh và khó đi vào giấc ngủ hơn.
2.4 Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Trẻ sẽ có cảm giác thoải mái hơn nếu như được tắm bằng nước ấm. Bởi vì nước ấm có tác dụng thư giãn, lưu thông máu và làm trẻ thấy dễ chịu hơn. Từ đó, bé sẽ thấy cảm giác đau nhức bớt đi nhiều. Hiệu quả tăng cao nếu mẹ kết hợp massage cho trẻ trong khi tắm cho bé.
2.5 Làm dịu cơn ngứa lợi của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ thường có xu hướng bị ngứa lợi và thích gặm bất cứ thứ gì đó cho bớt ngứa. Do đó, việc mẹ cần làm là phải khử trùng toàn bộ đồ chơi cho trẻ, để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn khi gặm chúng. Mẹ nên khử trùng bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ được các bác sĩ khuyên dùng hoặc dùng nước đun sôi.
2.6 Mẹo dân gian để giảm thiểu cơn đau răng cho trẻ
Có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên dễ tìm có tác dụng giảm cơ đau nhức răng ở trẻ em rất hiệu quả như lá hẹ, đậu xanh,… Mẹ có thể xay nhuyễn lá hẹ, đậu xanh với nước và lấy nước cốt để bôi trực tiếp lên toàn bộ vùng răng và nướu cho trẻ. Những nguyên liệu này có tác dụng giảm sưng, hạ sốt, chống viêm rất hiệu quả mà an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp con có thể bị kích ứng.
Việc chăm sóc trẻ quấy khóc do mọc răng sẽ trở nên đơn giản hơn nếu cha mẹ dành nhiều sự quan tâm và chăm sóc cho bé. Hãy vận dụng những lời khuyên trên và kiên trì để giúp con vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và có sức khỏe thật tốt nhé.