Gãy xương tay là tai nạn cần được sơ cứu kịp thời hiệu quả càng sớm càng tốt, sẽ giúp người bệnh giảm được 70% biến chứng. Tuy nhiên, cần biết cách sơ cứu khi bị gãy xương tay đúng mới có thể giúp ích cho người bệnh. Dưới đây là một vài lưu ý khi sơ cứu gãy xương tay bạn đọc có thể tham khảo.
- Gãy xương cẳng tay điều trị trong bao lâu?
- Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay và cách điều trị
Menu xem nhanh:
Nhận biết dấu hiệu gãy xương tay
Gãy xương thường gây mất vận động làm người bệnh đau đớn dữ dội, tuy nhiên dựa theo mức độ nghiêm trọng và đặc điểm vết thương người ta chia gãy xương làm 2 loại chính. Đó là gãy xương kín và gãy xương hở.
+ Gãy xương kín: Là tình trạng gãy xương ở bên trong mô mềm, không nhìn thấy được nhưng có thể nhận biết qua dấu hiệu là sưng tấy tại vùng bị gãy, tụ máu và không thể vận động.
+ Gãy xương hở: Là tình trạng gãy xương trồi ra bên ngoài, ảnh hưởng tới mô mềm có thể nhìn thấy được, đối với những loại vết thương hở cần được chăm sóc điều trị hợp lý để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Dù là vết gãy xương hở hay kín thì ngay khi gặp phải tình trạng gãy xương người bệnh cần thực hiện xử lí gấp để nhằm: giảm bớt đau đớn, giảm chấn thương nghiêm trọng đối với da và các dây thần kinh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với người bệnh
Cách sơ cứu khi gãy xương tay
Tùy vào đặc điểm xương bị gãy mà có cách sơ cứu khác nhau như:
Cách sơ cứu trường hợp gãy xương kín
Đối với trường hợp gãy xương kín thì nên sơ cứu cho bệnh nhân ngay đó là cố định đúng chỗ gãy bằng nẹp gỗ chắc chắn để không làm lệch xương trong quá trình đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bạn không nên cố cởi bỏ quần áo người bị gãy xương vì làm vậy sẽ nguy hiểm làm lệch vị trí cũng như gây đau đớn cho bệnh nhân.
Cách sơ cứu trường hợp gãy xương hở
Đối với vết thương gãy xương hở thì sẽ gây nên tình trạng tổn thương phần mềm gây chảy máu, chính vì vậy việc cần làm trước tiên là nên cầm máu trước tiên, nếu xương trồi ra ngoài thì không nên dùng tay điều chỉnh mà cần đỡ tay đưa lên cổ và nẹp lại cố định, đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt tránh trường hợp mất máu quá nhiều gây tử vong.
Sau khi hoàn thành sơ cứu cho bệnh nhân gãy xương tay, dù ở trường hợp nào cũng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn về cách sơ cứu gãy xương tay cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892, hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể hơn.