Đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng khiến cho bà bầu cảm thấy bị đau ở vùng thắt lưng kéo dài đến hông và chân, từ đó khiến cho việc vận động bị hạn chế. Vậy nguyên nhân do đâu xuất hiện tình trạng này và cách cải thiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bị đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu?
Tử cung là một bộ phận của cơ thể phụ nữ và trải qua nhiều thay đổi đáng kể khi mang thai. Kích thước của tử cung sẽ gia tăng khoảng 20 lần khi em bé lớn lên. Điều này khiến cho tử cung ngày càng cồng kềnh và phải chịu áp lực lớn xung quanh nó. Khi nó đến dây thần kinh tọa sẽ xảy ra các cơn đau ở phần lưng dưới, mông, hông và chân.
Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to chính là dây thần kinh dày nhất của cơ thể, chấm dứt đám rối thần kinh tọa phân bố tại các cơ sau đùi, bắp chân và bàn chân. Thuật ngữ đau dây thần kinh tọa dùng để chỉ cơn đau, yếu, tê bì hoặc ngứa ran ở chân, trong đó nữ giới mang thai là đối tượng thường xuyên gặp phải.
Theo nghiên cứu, bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện ở khoảng gần 50% phụ nữ mang thai và tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ trẻ, người bị đau thắt lưng, người ngủ vài giờ và người bị trầm cảm vào giai đoạn này.
2. Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa trong thai kỳ của bà bầu
Các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai có thể khác nhau với mỗi người. Bạn có thể cảm thấy bị ngứa ran nhẹ, có hiện tượng kim châm, đau âm ỉ hoặc cảm thấy nóng rát. Với một số trường hợp, cơn đau dữ dội tới mức khiến bạn không thể di chuyển được. Tình trạng đau một bên thường phổ biến hơn so với đau ở cả hai bên.
Một số phụ nữ sẽ bị đau dữ dội ở một phần của chân hoặc hông và bị tê ở những phần khác. Cả hiện tượng đau và tê cũng có thể lan ra phía sau phần bắp chân hoặc lòng bàn chân. Tình trạng đau lưng dưới không nghiêm trọng như khi cơn đau lan tới chân và khiến cho việc đi lại khó khăn.
Khi đau thần kinh tọa ở bà bầu sẽ gây ảnh hưởng đến chân. Lúc này, chân có thể cảm thấy bị yếu và đôi khi bàn chân bất động khi bà bầu đi bộ nếu cơn đau nghiêm trọng và khiến cho họ khó có thể đi lại bình thường.
Sự tiến triển của cơn đau cũng sẽ thay đổi, nó có thể bắt đầu từ nhẹ và trở nên nặng hơn do một số lý do như:
– Sau khi bà bầu ngồi hoặc đứng
– Bị đau nhiều hơn khi về đêm
– Khi thực hiện một số hoạt động đột ngột như hắt hơi, ho, cười, uốn cong cơ thể về phía sau
– Đi bộ quá nhiều
Nếu các triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai tiếp tục trở nên xấu đi thay vì cải thiện hơn, bạn hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
3. Cách giảm đau và phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa ở bà bầu
3.1. Phương pháp giúp giảm đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu
– Nghỉ ngơi hợp lý và tiến hành chườm lạnh cho vùng lưng để giúp giảm đau. Luyện tập các bài tập xoay xương chậu nhẹ nhàng vào nửa sau của thai kỳ. Các bài tập giúp cải thiện tính linh hoạt của cột sống cũng được bác sĩ khuyến khích.
– Thực hành những bài tập khác như: tập yoga, bơi lội cũng có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa. Áp dụng kiên trì sẽ giúp bạn có thể dịu đi những cơn đau do dây thần kinh tọa bị kích thích trong giai đoạn thai kỳ.
– Tuy nhiê, khi các cơn đau thần kinh tọa bị bùng phát thi bạn nên tạm thời hạn chế việc vận động và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Lưu ý, bạn không nên nâng các vật nặng và xoay người.
– Đôi khi, nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi vài ngày, cùng với đó thực hiện bài tập cụ thể và sử dụng một số thuốc giảm đau phù hợp. Ngoài ra, có các phương pháp giúp điều trị bổ sung (như nắn khớp xương hoặc xoa bóp trị liệu …) cũng có lợi nếu được thực hiện đúng cách.
– Mẹ bầu bị đau thần kinh tọa nên đứng dậy đi bộ thường xuyên nếu đang làm việc trong tư thế ngồi nhiều trong một thời gian dài. Hãy chọn một chiếc ghế phù hợp với lưng của bạn và có khả năng hỗ trợ phần lưng dưới và bàn chân.
– Việc bổ sung các loại vitamin như B1, B6 và B12 có lợi cho việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở bà bầu. Những loại vitamin này được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: các loại đậu, ngũ cốc, gan, sữa, trứng, cá hoặc các loại hạt.
– Áp dụng đúng kỹ thuật xoa bóp. Việc massage thư giãn sẽ giúp giảm căng thẳng của cơ lưng và mông, qua đó giải phóng dây thần kinh tọa đang bị chèn ép. Tuy nhiên điều quan trọng là không được tiến hành xoa bóp vùng thắt lưng quá nhiều vì điều này có thể thúc đẩy các cơn co tử cung.
– Hãy tắm nước nóng ở dưới vòi hoa sen. Hành động này sẽ giúp ngăn chặn cơn đau tiến triển và trong thời gian ngắn, bạn sẽ cảm thấy tác dụng giảm đau hiệu quả. Bởi nước ở nhiệt độ cao sẽ hoạt động như một chất chống viêm.
3.2. Cách phòng tránh bị đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu
– Chú ý kiểm soát cân nặng trong thai kỳ: Việc tăng cân quá mức sẽ gây nên sự chèn ép của dây thần kinh tọa.
– Thực hiện xoa bóp và nắn xương: cả 2 kỹ thuật này sẽ giúp giảm cơn đau và căng thẳng nhờ việc thư giãn và kéo dài.
– Hãy thay đổi tư thế: các tư thế xấu và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức xương khớp khó chịu. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ngồi trong thời gian dài, không nên bắt chéo chân khi ngồi, cố gắng giữ thẳng lưng và đi thẳng.
– Hãy mang giày, dép phù hợp: giày hoặc dép quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Mẹ bầu nên chọn giày với độ cao khoảng 3cm, có đế bằng và mềm vừa phải.
– Nhằm giúp bạn có giấc ngủ ngon, bạn nên đặt gối giữa hai chân để có thể giảm đau bằng cách nằm nghiêng hoặc đặt gối dưới chân nếu nằm ngửa.
– Nếu thấy các cơn đau xuất hiện, bạn có thể tiến hành chườm nóng để giúp làm dịu bớt cảm giác đau.
Trên đây là một số thông tin về việc đau thần kinh tọa của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu không may bị mắc căn bệnh này.