Tìm hiểu về cách điều trị bệnh viêm khớp háng

Viêm khớp háng thường đi kèm với những cơn đau nhức rất dữ dội khiến cho việc đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Cách điều trị bệnh viêm khớp háng như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc phải căn bệnh này.

1. Bệnh viêm khớp háng là gì?

Háng là vị trí nằm giữa bụng và chân với 5 nhóm cơ kết hợp để chân có thể di chuyển nhịp nhàng. Khi khớp háng bị viêm, người bệnh sẽ gặp trở ngại trong việc di chuyển bởi cơ thể khó kiểm soát hoạt động hai chân dẫn tới suy giảm chất lượng trong cuộc sống.

Tình trạng viêm khớp háng này bắt nguồn từ việc háng tổn thương dẫn tới mất cân bằng quá trình chu chuyển khớp dẫn tới viêm hoặc cũng có thể do tổn thương cấu trúc giải phẫu háng dẫn tới đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Cơn đau bệnh sẽ lan từ khu vực khớp bị viêm đến thắt lưng, đùi, chân…

điều trị bệnh viêm khớp háng

Viêm khớp háng thường đi kèm với những cơn đau nhức rất dữ dội khiến cho việc đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm khớp háng như: Uống nhiều nước không chuyển hóa kịp, ăn uống dư thừa chất đường, dư chất vôi trong máu, thiếu máu… Căn bệnh này cũng thường xảy ra với các đối tượng như:

– Người già, người cao tuổi: Người trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do xương đã bắt đầu bị lão hóa.

– Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh xương khớp: Một vài trường hợp người bệnh mắc bệnh do ảnh hưởng từ thế hệ trước có người thân mắc xương khớp mạn tính bao gồm: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, hoai tử vô mạch…

– Nữ giới có khả năng mắc viêm khớp háng cao hơn nam giới: do thay đổi nội tiết tố hoặc sinh nở nhiều lần.

– Người bệnh quá cân hoặc quá béo: Nhóm đối tượng này có khả năng mắc bệnh cao hơn do áp lực đến xương lớn và việc di chuyển cũng tốn nhiều năng lượng hơn bình thường.

2. Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp háng

Theo các bác sĩ, bệnh viêm khớp háng thường khởi phát đột ngột. Các dấu hiệu nhận biết bệnh là:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau ở vùng đùi hoặc đầu gối

– cử động khớp háng khó khăn, dáng đi khập khiễng…

Viêm khớp háng còn được đặc trưng bởi các hiện tượng bất thường như:

– Tràn dịch trong khớp, giãn rộng khe khớp, đường mỡ quanh khớp bị nén lại.

Những hiện tượng này có thể được phát hiện thông qua chụp X- quang. Đến nay, y học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh.

Các bác sĩ cho biết, viêm khớp háng có thể do vi chấn thương lặp lại nhiều lần hoặc do virus.

điều trị bệnh viêm khớp háng

Chữa đau khớp háng cần được thực hiện ở các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, chất lượng cao.

3. Cách chữa viêm khớp háng như thế nào?

Bệnh viêm khớp háng có thể được chữa trị bằng thuốc kháng viêm giảm đau (thuốc theo chỉ định của bác sĩ) hoặc phẫu thuật thay khớp háng.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp háng là biện pháp cuối cùng được áp dụng với những trường hợp bệnh nặng.

Viêm khớp háng đi kèm với những cơn đau nhức dữ dội khiến cho việc đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc điều trị càng được tiến hành sớm càng tốt.

điều trị bệnh viêm khớp háng

Để chữa khỏi bệnh viêm khớp háng, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi

Chữa viêm khớp háng cần được thực hiện ở các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, được các bác sĩ giỏi trực tiếp khám chữa, tư vấn và điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần có ý thức chữa bệnh nghiêm túc, kiên trì, tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, có chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cũng như tập luyện phù hợp.

Để hạn chế những cơn đau do viêm khớp háng gây ra, đồng thời tránh bệnh dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên:

– Dành thời gian tập luyện, thể dục thể thao mỗi ngày

– Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi có lợi cho xương khớp như: chân giò, tôm, ốc, cua, sữa…

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan điều trị bệnh, đi ngủ sớm để bệnh nhanh khỏi

– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, đặc biệt là những người làm việc nặng hoặc có áp lực lớn đến khớp háng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý 2 nguyên tắc quan trọng sau:

3.1 Kiểm soát tốt cân nặng hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm khớp háng

– Nên luyện tập những môn thể thao với cường độ nhẹ như: yoga, bơi lội… để tăng cường sức khỏe xương.

– Tránh vận động quá mạnh và luyện tập các bộ môn gây áp lực lên khớp háng quá lớn(chạy bộ đường dài, nâng tạ..)

– Tránh để tinh thần quá căng thẳng, lo âu nhiều bởi khi hệ thần kinh quá căng thẳng sẽ kích thích bệnh có nguy cơ nặng hơn và tần suất nhiều hơn.

3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để điều trị căn bệnh viêm khớp háng

– Nên sử dụng nhiều thực phẩm xương, sụn của động vật

– Bổ sung nhiều Omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu…

– Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi có trong sữa, đậu nành, trứng…

– Bổ sung nhiều vitamin B, C, D, K và magie có trong: rau cải, rau củ, cần tây, súp lơ, chanh, dâu tây. việt quất…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital