Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó trang bị những kiến thức chung về tiêu chảy cấp và cách chữa tiêu chảy cấp ở trẻ em là hết sức cần thiết
Trẻ đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày và phân loãng, nhiều nước thì được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp làm cho cơ thể trẻ suy giảm miễn dịch, rối loạn điện giải, mất nước, có thể gây suy dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ
Những nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh.
Nhận biết dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em
– Đi ngoài trên 3 lần/ngày
– Phân lỏng, nhiều nước, mùi chua nhiều khi có nhầy máu
– Trẻ bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn
– Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít
– Có thể có các dấu hiệu về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban. Ngoài ra, trẻ có triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C gây co giật.
Cách chữa tiêu chảy cấp ở trẻ em
– Trẻ tiêu chảy thường nôn, đi đại tiện nhiều, cơ thể trẻ mất nước và rối loạn chất điện giải, do đó nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ cần bổ sung nước điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày.
Ngoài ra, có một số dung dịch để uống: ORS 1 gói pha với 1 lít nước sôi để nguội cho trẻ uống trong một ngày.
Dùng bột gạo nấu thành nước cháo: vừa có tác dụng bổ sung nước, lại hỗ trợ đề kháng cho cơ thể trẻ.
Lưu ý: Cách chữa tiêu chảy cấp cho trẻ hiệu quả cần đảm bảo không nên kiêng khem quá, tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ. Ngay sau khi bổ sung nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Đối với những trẻ ăn sữa ngoài, sau khi bù đủ nước điện giải nên cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần có thể cho trẻ ăn ăn theo chế độ bình thường, đến khi trẻ khỏi bệnh, nên tăng bữa ăn trong ngày giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ em
Tiêu chảy cấp có nguyên nhân từ thức ăn hoặc tiếp xúc với vi khuẩn, do đó, để phòng tránh tiêu chảy ở trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu ý:
– Trong 6 tháng đầu đời, tốt nhất nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.
– Sau 6 tháng, có thể cho trẻ ăn bổ sung kèm theo bú, không nên cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả nhiều.
– Tập thói quen tốt cho trẻ như rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi đi chơi,..
– Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo chế biến và bảo quản thức ăn hợp hợp vệ sinh.