Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu là thắc mắc của rất nhiều chị em. Điều quan trọng là phải điều trị hiệu quả và không ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu là thắc mắc của rất nhiều chị em.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu là thắc mắc của rất nhiều chị em.

1. Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóa

Muốn xác định cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu, cần biết nguyên nhân gây bệnh. Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu do những nguyên nhân sau:

– Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về hormone. Nồng độ progesterone tăng dẫn đến giảm nhu động ruột. Khi đó thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn tới tình trạng táo bón.

– Thiếu sắt: Đồng thời, trong thai kỳ mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.

Sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng lên kéo theo sự chèn ép các cơ quan nội tạng trong bụng, ruột non bị đẩy lên hai bên tử cung lại làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối chu kỳ.

– Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ dễ nhiễm vi khuẩn và vi rút hơn, nhạy cảm với các loại thức ăn và đồ uống bị nhiễm khuẩn. Một số thai phụ không dung nạp được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu. Tất cả những lý do này đều gây ra tiêu chảy.

– Tình trạng khó chịu về đường tiêu hóa như ợ  hơi,  ăn không tiêu,… Nguyên nhân chính là do sự gia tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung khiến giảm nhu động ruột và thức ăn tiêu hóa chậm hơn khiến cho bà bầu cảm thấy đầy hơi và chướng bụng.

– Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa.

– Cảm giác buồn nôn và tình trạng nôn thường gặp ở những tháng đầu của thai kỳ. Việc nôn ói thường xuyên làm cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi và mất sức. Nếu nôn ói nặng kèm với chảy máu âm dạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới có thể là triệu chứng của sảy thai và các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Uống nhiều nước là một trong các cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

Uống nhiều nước là một trong các cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

2. Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

Tùy theo từng thể trạng của mỗi người sẽ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau, và có cách điều trị khác nhau. Các cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu  bao gồm:

2.1. Chữa táo bón

– Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nhằm kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.

– Uống nhiều nước.

– Tránh các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà, sô đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.

– Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai. Đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tùy theo từng triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau, sẽ có cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

Tùy theo từng triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau, sẽ có cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu

2.2. Chữa tiêu chảy

– Uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.

– Nên ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua ( vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.

– Nếu có thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn và một số triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt…cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi.

– Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt…. cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.

2.3. Chữa ợ hơi, đầy bụng

– Tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán…

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

– Ăn kỹ, nhai chậm.

– Dùng một số thuốc kháng acid ( theo chỉ dẫn của bác sĩ).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital