Đau lưng là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Đau lưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chỉ ra được nguyên nhân và nắm bắt được các triệu chứng của bệnh giúp chúng ta có cách chữa đau lưng hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là đau lưng?
Đau lưng là các cơn đau tê dọc cột sống hoặc khu vực xung quanh cột sống. Bệnh nhân thường cảm thấy đau ở các vị trí như: đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng một bên (phải hoặc trái), đau lưng giữa.
Ngoài ra, đau lưng được phân thành 2 loại là:
– Đau lưng cấp tính: Những cơn đau bắt đầu đột ngột và có thể kéo dài đến 6 tuần.
– Đau lưng mạn tính: Các cơn đau diễn ra trong một thời gian dài, có thể kéo dài hơn 3 tháng.
2. Cách chữa đau lưng hiệu quả từ nguyên nhân
Theo các bác sĩ, bệnh đau lưng có nguyên nhân rất đa dạng và phức tạp. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
– Đau lưng do các tổn thương xương khớp: Viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, viêm khớp dạng thấp…
– Đau lưng do ngồi học, làm việc, nằm ngủ sai tư thế.
– Đau lưng do di truyền.
– Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt và phụ nữ sau khi sinh con cũng rất dễ bị đau lưng.
– Bệnh đau lưng do sự co cơ bắp tạo nên các cơn đau nhói thường xuyên và âm ỉ dọc vùng lưng như: Vùng lưng trên, vùng lưng dưới, vùng ngang thắt lưng…
3. Triệu chứng đau lưng
Đau lưng tuy không nguy hiểm cấp tính nhưng trong một vài trường hợp người bệnh có nguy cơ mất khả năng đi lại nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh có thể có những cơn đau âm ỉ, dữ dội hoặc đau thắt. Cảm giác đau giảm bớt khi nghỉ ngơi. Triệu chứng của cơn đau lưng thường là đau cơ bắp, đau tỏa xuống chân, hạn chế tính linh hoạt hoặc các chuyển động, người bệnh không có khả năng đứng thẳng…
4. Đau lưng báo hiệu bệnh gì?
4.1. Thoái hóa cột sống
Khi cột sống bị thoái hóa, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau vùng lưng dưới liên tục. Đặc biệt, khi bạn thực hiện các động tác cúi người, vặn mình hoặc mang vác vật nặng, cơn đau càng nặng hơn.
4.2. Thoát vị đĩa đệm
Khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, những cơn đau thường kéo dài từ thắt lưng xuống chân. Đó là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên các rễ thần kinh.
4.3. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng gai xương cột sống phát triển hoặc thoái hóa dây chằng gây nên. Người bệnh thường cảm thấy đau tại vùng thắt lưng và lan dần tới chân.
4.4. Căng cơ hoặc dây chằng
Những người thường xuyên lao động nặng là đối tượng chính của tình trạng đau lưng căng cơ hoặc dây chằng. Với những người có thể trạng kém dễ gây ra những cơn đau co thắt ở lưng.
4.5. Loãng xương
Tình trạng này phổ biến ở nữ giới sau mãn kinh hoặc người bệnh dùng corticoid kéo dài. Bệnh diễn ra âm thầm và triệu chứng không rõ ràng. Một số cơn đau nhức lưng xuất hiện do gãy xẹp đốt sống do loãng xương.
4.6. Gai cột sống
Bệnh gây ra các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, cổ, vai. Do các gai xương chèn ép lên dây thần kinh. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động của bệnh nhân.
4.7. Đau thần kinh tọa
Cơn đau có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Đối với những ca bệnh nặng, người bệnh có thể bị mất khả năng vận động vùng bị ảnh hưởng, rối loạn giao cảm hoặc đại tiện không kiểm soát.
4.8. Cong vẹo cột sống
Tình trạng cong vẹo làm mất tính bền vững, ổn định của cột sống. Các cơn đau thắt lưng và cứng khớp là những biểu hiện thường gặp nhất.
4.9. Khối u
Sự xuất hiện các khối u làm chèn ép cột sống, tổn thương tủy sống và gây ra cảm giác đau từ âm ỉ tới dữ dội.
5. Cách chữa đau lưng hiệu quả
Người bệnh có thể chữa đau lưng hiệu quả và phòng ngừa bệnh đau lưng bằng cách:
– Bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Để biết chính xác mức độ canxi cần cho cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc thể lực quá sức.
– Tập thể dục thường xuyên để rèn cơ xương dẻo dai.
– Tránh mọi hoạt động sai tư thế, nếu công việc đòi hỏi ngồi trong thời gian dài thì nên tận dụng cơ hội đi lại.
– Uống thuốc giảm đau nếu cơn đau trở nên dữ dội.
– Ăn nhiều những món ăn chữa bệnh đau lưng như: cật heo, cháo hạt dẻ…
– Phương pháp chữa đau lưng: điều trị nội khoa, châm cứu, bấm huyệt
…
Chữa đau lưng và các bệnh cơ xương khớp nói chung cần được thực hiện ở các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, chất lượng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm nghặt theo chỉ định điều trị của bác sĩ và chủ động kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học. Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cao. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại cùng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, người bệnh sẽ thấy hài lòng và yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.