Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán sớm, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng ung thư vòm họng đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vòm họng
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư vòm họng là một loại ung thư bắt đầu ở vòm họng – một phần của cổ họng nằm phía sau mũi. Vòm họng là một ống hình chữ U, bao gồm các niêm mạc ở phía sau mũi, khoang mũi và phần trên của họng.
Bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở nam giới đặc biệt là đối tượng từ 50 – 70 tuổi, nhưng hiện bệnh lý này đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Ung thư vòm họng xảy ra do sự phát triển bất thường của các tế bào ở trong vòm họng. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm:
– Nhiễm trùng virus HPV (Human Papillomavirus), đặc biệt là loại HPV 16 và 18.
– Di truyền: Có người trong gia đình bị ung thư vòm họng thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
– Tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc máy nhiễm tia UV.
1.2. Nguy cơ mắc ung thư vòm họng tăng do yếu tố nào?
Một số yếu tố làm ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc ung thư có thể nhắc tới bao gồm:
– Thói quen hút thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư vòm họng. Với những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với những người không sử dụng.
– Uống rượu: Việc uống rượu quá nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ khiến cho người ta dễ mắc ung thư vòm họng.
– Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Những người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại như amiang, xyanua, benzen cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn.
– Lão hóa: Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ khiến cho người ta dễ mắc ung thư vòm họng. Đa số các trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện ở những người trên 50 tuổi.
2. Các triệu chứng ung thư vòm họng cần biết
2.1. Nhận biết các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn sớm
Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư vòm họng thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, nếu có thể xuất hiện những triệu chứng sau trong thời gian dài, cần lưu ý để kiểm tra sớm:
– Đau rát họng và khàn tiếng: Biểu hiện này cho thấy khối u đang phát triển, gây tổn thương niêm mạc và cấu trúc vùng hầu họng dẫn tới cảm giác đau khi nói hoặc nuốt, thường tập trung ở một bên họng. Lâu dần, cổ họng đau rát nặng hơn và gây ra khản tiếng.
– Ngạt mũi: Một triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng, thời gian đầu ngạt từng lúc kèm theo chảy máu mũi. Sau đó nặng hơn gây nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp.
– Ho có đờm: Biểu hiện ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và kéo dài dai dẳng. Các loại thuốc chữa ho và cảm cúm chỉ làm giảm nhất thời triệu chứng này.
– Đau đầu và ù tai: Những cơn đau đầu mang tính chất âm ỉ và xuất hiện từng cơn nên người bệnh thường bỏ qua. Biểu hiện ù tai cũng xuất hiện một bên tai và lúc bị ù sẽ cảm thấy như tiếng ve kêu.
– Nổi hạch: Đa số những người mắc ung thư vòm họng đều có biểu hiện nổi hạch ở vùng cổ, khi dùng tay sờ vào vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện một cách dễ dàng.
2.2. Các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn muộn
Khi khối u ở vòm họng phát triển sẽ gây ra những triệu chứng như:
– Khó thở hoặc khàn giọng.
– Mất cảm giác hoặc tê liệt ở vùng cổ và mặt.
– Đau rát khi nuốt hoặc khó chịu trong vòm họng.
– Thay đổi về kích thước của cổ và mặt.
– Xuất hiện các dấu hiệu của viêm nhiễm như sốt, ho, đau đầu với cơ thể mệt mỏi.
3. Có thể phòng ngừa ung thư vòm họng bằng những cách nào?
3.1. Bỏ thói quen hút thuốc lá và bia rượu
Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư vòm họng. Nên để phòng ngừa bệnh lý này cần bỏ thói thói quen hút thuốc và uống rượu bia
3.2. Ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên
– Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe tốt nhất.
3.3. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất gây ung thư
Với những người có phải làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại hệ hô hấp thì cần đeo khẩu trang và có những biện pháp bảo hộ để tránh phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Đồng thời cần tuân thủ các quy định an toàn lao động để giảm nguy cơ mắc bệnh.
3.4. Tầm soát sức khỏe định kỳ
Chủ động thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh của cơ thể trong đó bao gồm cả ung thư vòm họng. Tầm soát ung thư vòm họng có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tăng cao khả năng điều trị bệnh thành công. Qua đó hạn chế những biến chứng bệnh không mong muốn có thể xảy ra.
Có thể thấy, căn bệnh ung thư vòm họng thực sự nguy hiểm và không thể xem thường, ngay từ những dấu hiệu nghi vấn ban đầu. Việc nắm rõ các triệu chứng của ung thư vòm họng sẽ giúp tăng thêm cơ hội phát hiện bệnh sớm và nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra, mỗi người đừng quên lựa chọn cho mình địa chỉ tầm soát ung thư uy tín nhằm đảm bảo sự an toàn và chính xác. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp xoay quanh bệnh lý này, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình!