Tại Việt Nam, bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh về mũi có số lượng người mắc phải chiếm tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh thường không nhận ra bản thân bị viêm mũi dị ứng cho tới khi các triệu trứng rất nặng và rõ ràng. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng là gì, triệu chứng, dấu hiệu và nên điều trị ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm mũi dị ứng
Ở nhiều nơi, viêm mũi dị ứng còn được biết với tên gọi là bệnh sốt cỏ khô với một loạt các triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh song thường chỉ diễn ra rất nhanh, trong một thời gian ngắn. Khác với nhiều bệnh lý tai mũi họng, viêm mũi dị ứng không do virus, vi khuẩn gây nên mà thường khởi phát do chính cơ địa của người bệnh dễ bị dị ứng khi gặp các tác nhân kích thích. Đối với viêm mũi dị ứng, các yếu tố gây kích ứng thường gặp nhất là:
-Dị ứng do thời tiết thay đổi: Cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi về thời tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng mũi rất nhiều người gặp phải. Khi thời tiết chuyển mùa từ mùa nóng sang mùa lạnh và ngược lại, hoặc thậm chí chỉ thay đổi thời tiết nhẹ trong vài ngày cũng có thể khiến cho các triệu chứng viêm mũi dị ứng bùng phát.
– Dị ứng do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm: Ngày nay, càng có nhiều người bị dị ứng mũi bởi nguyên nhân này hơn. Sự gia tăng mật độ giao thông, các công trình xây dựng,… khiến cho lượng khói bụi trong không khí gia tăng, là nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng và viêm xoang thường gặp.
– Dị ứng do tiếp xúc các sợi: Lông động vật như chó mèo, sợi bông trên quần áo, phấn hoa, nấm mốc hoặc những thứ có mùi hương mạnh.. có thể gây kích thích vùng niêm mạc khi tiếp xúc phải.
Về cơ bản, dị ứng mũi không gây quá nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh mà chỉ gây nên một loạt các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… Tuy nhiên những triệu chứng này có thể làm giảm hiệu quả làm việc, lao động của bạn trong thời gian chúng xuất hiện. Bên cạnh đó, việc tái phát viêm mũi dị ứng quá nhiều lần dẫn đến niêm mạc mũi bị kích thích, phản ứng hắt xì hơi được xúc tác khiến cho niêm mạc chịu áp lực nhiều lần,.. là nguyên nhân gây nên các polyp ở xoang mũi và nặng hơn là bệnh lý viêm xoang diễn biến âm thầm và khó phát hiện.
2. Những triệu chứng cho biết bạn đang bị viêm mũi dị ứng
Vậy khi bị viêm mũi dị ứng, làm thế nào để nhận biết sớm và can thiệp giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh lý này? Những triệu chứng được nêu ra dưới đây là một trong những triệu chứng rất phổ biến và thường gặp nhất của bệnh dị ứng mũi:
– Xuất hiện có tính quy luật theo mùa hoặc xuất hiện khi bạn vừa gặp gỡ các tác nhân xúc tác.
– Ngứa mũi, luôn cảm giác có gì đó đang bò trong mũi, kích thích phản ứng hắt hơi liên tục gây khó chịu.
– Chảy nước mũi liên tục và nhiều, nước mũi thường trắng trong. Sau một vài ngày, nước mũi sẽ chuyển sang màu đục dần và chuyển hản sang gỉ mũi màu vàng hoặc hơi xanh, tanh hôi,… cho thấy tình trạng viêm, bội nhiễm đã diễn ra nghiêm trọng.
– Kèm theo tình trạng ngứa mắt, nhòe mắt và chảy nước mắt.
– Vùng kết mạc mắt và vòm họng có cảm giác nóng bỏng.
– Ngoài ra, người bệnh có thể cảm giác ngứa vùng tai, họng, có đờm ở họng, hơi đau vùng tai, họng.
– Một số trẻ xảy ra tình trạng sốt.
– Các triệu chứng nêu trên có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào ban ngày và giảm hơn vào buổi tối.
Thông thường các triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ giảm dần trong vòng 2 – 3 ngày đầu, kéo dài có thể tới 1 tuần và giảm hẳn nếu được chăm sóc đúng cách.
3. Phân biệt đúng viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang có rất nhiều triệu chứng giống nhau nên rất nhiều người nhầm lân giữa hai bệnh lý này. Trên thực tế đây là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn và có những đặc điểm khác biệt sau đây:
– Viêm mũi dị ứng do cơ địa của từng người và mang tính di truyền. Chính bởi vậy mà khi trong nhà có người bị viêm mũi dị ứng thì đời sau rất dễ di truyền lại đặc điểm này. Trong khi đó đối với viêm xoang lại hoàn toàn không phải do di truyền và có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
– Về nguyên nhân: Viêm mũi dị ứng gây ra bởi sự kích thích các tế bào niêm mạc mũi trong khi viêm xoang lại xuất phát từ sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Chính vì thế, đối với viêm xoang, chỉ cần tiếp xúc với môi trường chưa vi khuẩn gây bệnh và sức đề kháng yếu, tình trạng viêm xoang sẽ xảy ra.
– Về triệu chứng: viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, dịch mũi trong, ít nhầy. Trong khi viêm xoang thường bắt dầu bằng việc bít tắc mũi, đau buốt khu vực xoang bị viêm, dịch mũi tanh, màu vàng hoặc ánh xanh.
– Xét về mức độ nghiêm trọng, viêm xoang nghiêm trọng hơn viêm mũi dị ứng. Viêm xoang không điều trị kịp thời sẽ gây hốc mủ, áp xe, nhiễm trùng,.. thậm chí nhiễm trùng máu và tổn thương não bộ. Người bị viêm mũi dị ứng liên tục sẽ chuyển sang thể viêm mũi dị ứng mạn tính và lâu dần sẽ thành viêm xoang. Tuy nhiên, khi bị viêm xoang hay viêm mũi dị ứng, đều có thể điều trị và phòng ngừa và thậm trí rất ít tái phát nếu bạn chăm sóc cơ thể đúng cách.
4. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Do viêm mũi dị ứng thường xuất hiện theo chu kỳ hoặc thậm chí bạn có thể đoán biết được khi nào tình trạng này lại xảy ra, vì vậy mà việc phòng ngừa ngay từ đầu cũng không quá khó khăn. Duy trì các nguyên tắc sau đây, bạn sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm mũi dị ứng:
– Luôn ghi nhớ vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, đặc biệt là vùng họng.
– Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, tai mũi họng khi thời tiết đổi mùa.
– Hạn chế sử dụng đồ lạnh, thay vào đó bạn nên dùng thức ăn, đồ uống có nhiệt độ phòng vào mùa hè và nhiệt độ hơi ấm vào mùa đông.
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông chó, mèo, hạn chế sử dụng trang phục có nhiều sợi bông tua rua.
– Chủ động đeo khẩu trang và mặc trang phục bảo hộ khi cần di chuyển nơi khói bụi.
Với những kiến thức trên đây, hi vọng rằng tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ không còn là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Nếu bạn không may là người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng, hãy thử áp dụng những hiểu biết trên để cải thiện tình trạng nhé!