Trẻ sơ sinh là những thiên thần nhỏ bé và yếu ớt, vì vậy việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ là rất quan trọng. Một trong những cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh là tiêm phòng các loại vắc xin cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Tuy nhiên, không phải vắc xin nào cũng tiêm được cho trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trẻ mới sinh tiêm mũi gì và những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc sau tiêm phòng cho con nhé.
Menu xem nhanh:
1. Trẻ mới sinh tiêm mũi gì?
1.1. Trẻ mới sinh tiêm mũi gì?
Tiêm phòng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Vì thế trẻ mới sinh tiêm mũi gì là câu hỏi rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Tại Việt Nam, các mũi tiêm cần thiết được khuyến nghị tiêm cho trẻ mới sinh là vắc xin phòng viêm gan B và vắc xin phòng bệnh lao.
1.1 Vắc xin phòng viêm gan B
Viêm gan B là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng.
Thông thường, nếu đủ điều kiện về sức khỏe trẻ sẽ được tiêm mũi viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Điều này giúp mang lại hiệu quả miễn dịch rất lớn cho trẻ, đặc biệt là giúp đề phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu tiêm muộn hơn miễn dịch sẽ giảm theo từng ngày và đến ngày thứ 7 trở đi thì gần như không còn có tác dụng.
Vắc xin phòng viêm gan B sơ sinh rất an toàn với trẻ sơ sinh. Tính đến nay có tất cả 82 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm Việt Nam đã áp dụng tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong còng 24 giờ đầu sau khi chào đời.
1.2. Vắc xin phòng lao (BCG)
Đây là vắc xin trẻ sơ sinh cần được tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi chào đời.
Bệnh lao là một trong những bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, với khoảng 1,5 triệu người tử vong do bệnh này mỗi năm. Bệnh lao có đặc điểm lây nhiễm dễ dàng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, lao màng não ở trẻ sơ sinh được coi là loại nguy hiểm nhất, có thể để lại di chứng vĩnh viễn như bại não, liệt tay chân, động kinh, suy giảm trí tuệ, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm thần.
Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Thực tế cho thấy ngành y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhiễm lao ngay trong những đầu tiên sau khi chào đời.
Vắc xin lao cũng rất an toàn đối với trẻ sơ sinh vì thế ngay cả khi tiêm sớm trẻ cũng rất ít khi gặp phản ứng phụ.
Ngoài các mũi tiêm sơ sinh, trẻ cũng cần được tiêm đầy đủ các vắc xin khác theo lịch khuyến cáo của bộ y tế để có hệ miễn dịch khỏe mạnh như sởi, quai bị, rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não do não mô cầu, hib,… Các vắc xin này thường được tiêm cho trẻ từ hai tháng tuổi trở lên.
2. Những phản ứng phụ sau tiêm phòng ở trẻ sơ sinh
Các vắc xin được tiêm cho trẻ sơ sinh đều đã được khẳng định tính an toàn thông qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm. Phản ứng phụ trẻ thường gặp sau khi tiêm các loại vắc xin thường nhẹ và không đáng lo ngại.
Những phản ứng phụ trẻ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là:
– Đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm: Đây là phản ứng phổ biến và thường tự giảm đi sau vài ngày. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách đặt băng gạc lạnh lên vùng da bị đau hoặc sưng. Riêng vắc xin lao, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo trong vòng 6 tuần sau tiêm, phản ứng này cũng là thông thường và không đáng lo ngại.
– Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, điều này là bình thường và thường tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sốt cao hơn 39 độ C và kéo dài trong nhiều ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Trong trường hợp rất hiếm gặp, trẻ có thể gặp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin. Khi này tình trạng sức khỏe trẻ cần được thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời giúp đảm bảo an toàn cho trẻ.
Những phản ứng nghiêm trọng sau khi trẻ sớ inh tiêm vắc xin là:
– Phát ban, ngứa ngáy
– Khó thở, khó nuốt
– Co giật, mất ý thức
– Tay chân lạnh
– Da tím tái
– Sốt cao > 39 độ C
– Quấy khóc khéo dài
Nếu trẻ có các triệu chứng này, cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức để được hỗ trợ y tế giúp đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi trẻ tiêm vắc xin
Sau khi tiêm phòng, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc trẻ để giúp trẻ vượt qua những phản ứng phụ và bảo vệ sức khỏe trẻ. Dưới đây là một số việc bố mẹ nên làm sau khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin.
– Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế chơi đùa hoặc tiếp xúc với người lạ.
– Nếu trẻ sốt, bố mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi vào mùa hè và mặc ấm vào mùa đông. Thông báo ngay cho bác sĩ để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu trẻ sốt cao hoặc kéo dài.
– Không chạm hoặc đè lên vết tiêm của trẻ. Khi bế bố mẹ cũng cần tránh tì đè lên vết tiêm. Không đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm bao gồm cả các các loại lá, củ thiên nhiên để tránh nhiễm trùng.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 72h sau tiêm, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ, vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch và tuân thủ những lưu ý sau tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm chủng cho trẻ được nhiều phụ huynh tin tưởng. Khi thực hiện tiêm chủng TCI, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc miễn phí giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ điều iện để tiêm vắc xin hay không. Đồng thời trẻ cũng sẽ được tư vấn chi tiết và đầy đủ thông tin về các loại vắc xin cần tiêm phù hợp với lứa tuổi, lưu ý trong khi tiêm và sau khi tiêm giúp quá trình tiêm chủng của trẻ diễn ra thuận lợi, an toàn.
Hiện phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ vắc xin tiêm phòng cho trẻ em với dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng. Bố mẹ muốn đăng ký tiêm chủng cho con vui lòng liên hệ TCI để được hỗ trợ.