Đột quỵ là bệnh lý cấp tính và gây ra nhiều di chứng nghiêm trong, khả năng gây tử vong cao. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ từ sớm có ý nghĩa ra. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách dự phòng sớm căn bệnh nguy hiểm này.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ não và biến chứng nguy hiểm
Đột quỵ não là bệnh lý nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, nguy cơ gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Đột quỵ não xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não gián đoạn, khiến tế bào não chết dần, gây tổn thương mô não. Người bệnh sau đột quỵ có thể phải đối mặt với các vấn đề như sa sút trí tuệ, lú lẫn, giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
Với tình trạng nặng, người bệnh có thể bị liệt nửa người, một bên cánh tay hoặc bên chân yếu liệt, gây khó khăn trong việc di chuyển. Di chứng đột quỵ gây ra nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Nhiều người phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
2. Gợi ý các biện pháp phòng ngừa đột quỵ
2.1. Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ là giữ huyết áp ổn định
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng, bạn nên giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày, tránh hấp thụ các thực phẩm giàu cholesterol, tăng cường bổ sung rau củ quả và ăn nhiều cá hơn thịt.
Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo cũng là thực phẩm chúng ta nên bổ sung. Với người huyết áp cao, nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
2.2. Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ là giữ chỉ số cơ thể thấp hơn 25
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 khiến chúng ta có dễ thừa cân, béo phì – nguy cơ dẫn đến đột quỵ não cao. Để kiểm soát chỉ số BMI ở mức dưới 25, chúng ta nên kiểm soát lượng calories dung nạp mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động, tập luyện mỗi ngày.
Nếu đang thừa cân, bạn cần xây dựng lộ trình giảm cân khoa học để ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ não.
2.3. Tăng cường vận động
Vận động, tập luyện hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện hệ miễn dịch từ đó ngăn ngừa mắc bệnh đột quỵ và nhiều bệnh lý khác.
Chúng ta có thể vận động nhiều hơn bằng cách đi thang bộ thay vì thang máy, đi dạo sau bữa tối, … Bên cạnh đó, bạn có thể tập gym, yoga, aerobics, bơi lội, đạp xe khoảng 30 phút mỗi ngày.
2.4. Hạn chế tối đa uống rượu bia, đồ uống có cồn
Lạm dụng rượu bia cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy, hạn chế uống rượu bia cũng là một trong các biện pháp phòng ngừa đột quỵ chúng ta nên lưu ý.
2.5. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe trong đó có nguy cơ bị đột quỵ cao. Do đó, người bệnh cần kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập điều độ và tái khám định kỳ.
2.6. Không hút thuốc
Nhiều nghiên cứu chỉ ra hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tránh hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
2.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Các cơn đột quỵ xảy ra bất ngờ và dấu hiệu cảnh báo mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh từ sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
3. Chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa đột quỵ
Sức khỏe tim mạch, cân nặng và đột quỵ não có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường… từ đó ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ bao gồm:
3.1. Cá hồi
Cá hồi có hàm lượng axit béo omega-3 cao, kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol hiệu quả. Ăn cá hồi thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài cá hồi, chúng ta có thể ăn các loại cá béo tốt như cá trích, cá ngừ, cá thu, …
3.2. Rau màu xanh đậm
Rau xanh ít chất béo, lượng calo thấp nhưng dồi dào chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác bao gồm vitamin A, vitamin C, kali, folate, …
Ăn nhiều rau xanh giúp kiểm soát cân nặng, duy trì sức khỏe tim mạch, giữ huyết áp ổn định và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
3.3. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu đen, đậu Hà Lan là nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào nhưng hàm lượng chất béo thấp. Do đó, thường xuyên ăn các loại đậu sẽ giúp kiểm soát nguy cơ đột quỵ một cách hiệu quả.
3.4. Cà chua
Lycopene trong cà chua được chứng minh là chất chống ung thư và bảo vệ các tế bào não khỏi sự tổn thương do oxy hóa. Bên cạnh đó, cà chua có vai trò giảm huyết áp với những người đang bị huyết áp cao – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
3.5. Khoai lang
Khoai lang được xem là thực phẩm vàng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao, đem đến công dụng giảm cân, chống ung thư, giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng mạch, nhờ vậy có thể ngăn ngừa đột quỵ.
3.6. Chuối
Chuối có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của insulin, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, duy trì đường huyết ở mức ổn định, hỗ trợ lưu thông máu và phòng ngừa đột quỵ.
3.7. Táo
Táo cũng là loại trái cây hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não. Táo có lượng pectin dồi dào – một chất xơ hòa tan, có khả năng giảm mức cholesterol trong cơ thể, hạn chế mảng bám tích tụ trong mạch máu, từ đó tăng cường lưu thông máu và oxy.
Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ. Ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất có thể.