Xơ gan là tình trạng gan hình thành sẹo sau quá trình xơ hóa để tự chữa lành tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các biến chứng của xơ gan và cách phòng tránh qua bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Các biến chứng của xơ gan
1.3 Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Việc hình thành quá nhiều mô sẹo trong gan có thể gây cản trở đường đi của máu qua gan. Điều này sẽ làm tăng áp lực bơm máu do tim tạo ra, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đây là căn nguyên của nhiều biến chứng khác ở bệnh nhân xơ gan. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách dùng các thuốc chẹn beta giao cảm nhằm hạ huyết áp trong các mao mạch.
1.2 Xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch
Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng đặc biệt tại các hệ nối cửa chủ sẽ dẫn đến giãn và suy yếu tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch dạ dày. Khi giãn đến một mức độ nhất định, tĩnh mạch sẽ vỡ. Lúc này máu thoát ra ngoài cơ thể khiến người bệnh nôn ra máu, đại tiện ra máu. Đây là trường hợp cấp cứu, người bệnh cần được xử trí ngay, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Để giúp tĩnh mạch của người bệnh giãn ra, các bác sĩ có thể truyền thuốc, truyền máu, nội soi dạ dày nhằm thắt hoặc chích xơ các búi giãn tĩnh mạch.
1.3 Cổ trướng – Biến chứng của xơ gan rất nguy hiểm
Khi gan bị xơ sẹo, việc tổng hợp protein giảm khiến lượng protein trong máu thấp. Đồng thời hồng cầu giảm cũng dẫn đến giảm áp lực của huyết tương, làm giảm khả năng giữ nước trong máu và tế bào. Lúc này, nước và một số thành phần của huyết tương thoát ra các khoang trống (thường là khoang ổ bụng, khoang màng phổi…) và các mô cơ khác. Lượng nước thoát ra càng nhiều thì bụng của người bệnh càng trướng lên và được gọi là cổ trướng.
Tình trạng tích quá nhiều nước trong khoang màng phổi thường dẫn đến khó thở. Nước trong mô cơ nhiều sẽ khiến cơ thể sẽ bị phù, đặc biệt là ở bàn chân, cẳng chân.
Cổ trướng biến chứng nguy hiểm, thường xảy ra ở giai đoạn nặng của xơ gan. Nếu không điều trị kịp thời và hợp lý, người bệnh rất dễ tử vong cao do kiệt sức hoặc máu chảy ồ ạt do vỡ tĩnh mạch thực quản.
1.4 Lách to
Biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể kéo theo hiện tượng sưng, phì đại lá lách. Những người có lách to bất thường, có thể điều trị bằng cách cắt lách khi bệnh nhân chưa bị xơ gan hoặc xơ gan giai đoạn nhẹ.
1.5 Hội chứng gan thận
Hội chứng gan thận là một dạng suy giảm chức năng thận thường và xuất hiện ở những người mắc bệnh gan mạn tính, đặc biệt là người bệnh xơ gan cổ trướng. Đối với bệnh nhân xơ gan, chức năng thận có thể bị suy giảm đột ngột. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 14% đến 25% bệnh nhân xơ gan gặp biến chứng suy thận.
1.6 Nhiễm trùng do vi khuẩn
Gan là một bộ phận quan trọng tham gia vào các chức năng miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Khi người bệnh bị xơ gan, đặc biệt là những trường hợp phải nhập viện, tình trạng nhiễm trùng cũng dễ xảy ra hơn. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng, nhạy cảm với cơn đau, tăng bạch cầu, nhiễm trùng máu cần đưa họ đi cấp cứu ngay lập tức.
1.7 Suy dinh dưỡng
Ở những người bệnh xơ gan, chức năng gan suy giảm có thể khiến người bệnh mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn, thường xuyên buồn nôn. Hệ tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng, cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.
1.8 Bệnh não gan
Xơ gan có thể dẫn tới suy giảm nghiêm trọng chức năng chuyển hóa và đào thải độc tố của gan, khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất ý thức và rối loạn hành vi hay còn gọi là hội chứng não gan. Biến chứng não gan cũng là dấu hiệu cho thấy gan đang suy yếu rất nặng.
1.9 Bệnh xương
Nhiều trường hợp, xơ gan có thể làm mất sức mạnh của xương và làm gia tăng nguy cơ loãng xương ở người bệnh.
1.10 Ung thư gan – Một trong những biến chứng của xơ gan
Bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là xơ gan do virus có nguy cơ cao bị ung thư gan nếu không được điều trị hợp lý. Gan của những người bệnh ung thư sẽ ngày một to ra, cứng, bề mặt sần sùi không nhẵn bởi những khối u nhỏ không đồng nhất. Bệnh nhân thường bị đau tức ở vùng gan. Hơn 30% người mắc ung thư gan có triệu chứng vàng da, biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn cuối, có thể kèm theo sốt cao, ăn không ngon, nôn mửa, hay bị đi ngoài…
2. Phòng tránh biến chứng do xơ gan
Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, cần phát hiện và điều trị sớm với các bác sĩ chuyên khoa gan mật nhằm kiểm soát xơ gan hiệu quả trong giai đoạn xơ gan còn bù và ngăn chuyển sang giai đoạn mất bù. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa, bệnh nhân cần thực hiện uống thuốc theo đúng và đủ liều của bác sĩ. Bên cạnh đó cần thực hiện lối sống lành mạnh nhằm hỗ trợ cải thiện bệnh, bao gồm:
– Chế độ ăn uống khoa học: ăn nhạt, giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế thức nhanh và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ…
– Không uống rượu, bia hay lạm dụng các chất kích thích
– Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe với các bộ môn phù hợp một cách đều đặn
– Khám định kỳ sức khỏe gan mật
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về bệnh xơ gan và các biến chứng của xơ gan. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và chủ động điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu có nhu cầu khám hoặc điều trị xơ gan, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.