Các bệnh thường gặp mùa đông ở trẻ em chủ yếu là: Các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa… và các dịch bệnh khác.
Mùa đông thời tiết thay đổi đột ngột, nền nhiệt độ xuống thấp và kéo dài là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. Theo đó, trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản, ho…
Menu xem nhanh:
Cảm lạnh
Cảm lạnh có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân của bệnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào mũi và họng của trẻ. Cảm lạnh tuy không gây nguy hiểm cấp tính nhưng sẽ gây cho trẻ cảm giác mệt mỏi, khó chịu.Bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong thời gian trẻ bị cảm lạnh, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xin tư vấn bởi bác sĩ.
Viêm mũi
Viêm mũi ở trẻ em thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh viêm mũi đi kèm với các triệu chứng như: Chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, khó thở, sốt… gây nên cảm giác khó chịu. Hiện tượng viêm mũi tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
Viêm họng cấp
Đây là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Triệu chứng điển hình là đau họng khi nuốt, giọng bị khan. Nguyên nhan bệnh viêm họng cấp là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh viêm họng nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng bệnh thấp tim.
Viêm phế quản – Viêm phổi
Mùa đông thời tiết lạnh dễ khiến trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi cấp. Đây là bệnh lý nguy hiểm.Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh không được chủ quan. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của viêm phế quản, viêm phổi cần cho trẻ nhạp viện càng sớm càng tốt.
Ho
Mùa đông, trẻ rất dễ bị ho. Các cơn ho có thể kéo dài dai dẳng (nếu không được chữa trị tốt). Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ho có 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc tây Y.
Ngoài các bệnh về đường hô hấp, mùa đông trẻ em còn dễ mắc các bệnh như: Tiêu chảy, quai bị, sốt phát ban…
Tiêu chảy cấp ở trẻ xảy ra trong mùa đông thường do rotavirus gây ra. Triệu chứng là trẻ quấy khóc, mệt mỏi, nôn hoặc sốt.Thông thường tiêu chảy kéo dài từ 3 – 7 ngày.Trẻbị tiêu chảy hơn 7 ngày, nếu không kịp thời bù dịch trẻ sẽ bị mất nước nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, cho trẻ ăn chín uống sôi, cân bằng dinh dưỡng, tránh để cho ruồi, muỗi, côn trùng đậu vào thức ăn của trẻ… là những cách hữu hiệu giúp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em.
Quai bị
Quai bị là bệnh trẻ thường mắc trong mùa đông.Tuy là bệnh lành tính nhưng quai bị có tỷ lệ biến chứng cao, có thể làm trẻ bị vô sinh khi trưởng thành. Biểu hiện bệnh gồm: Mệt mỏi, hơi sốt, có ho sau đó sưng và đau một bên mang tau rồi đau cả 2 bên. Thường trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Bệnh sốt phát ban
Biểu hiện rõ nhất là trẻ sốt và nổi ban đỏ khắp người. Các nốt ban đỏ xuất hiện nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Để phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa đông cho trẻ, phụ huynh cần:
– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.
– Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lạnh.
– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.
…
– Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám bởi bác sĩ và chữa trị kịp thời nhất.
Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc lâu nay được biết đến là địa chỉ khám chữa nhi khoa uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội. Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ y bác sĩ giỏi là những chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa; trang thiết bị y tế hiện đại; cơ sở vật chất tốt; quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng… Hiện Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý nhi khoa thường gặp.