Trong các bệnh lý nhi khoa, các bệnh lý về thận – tiết niệu là một nhóm bệnh tương đối phổ biến gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận ở trẻ. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, hàng năm đã và đang tiếp nhận và điều trị thành công hàng ngàn bệnh nhi gặp các bệnh lý về thận và tiết niệu.
Menu xem nhanh:
1.Những triệu chứng thường gặp khi trẻ gặp vấn đề về thận – tiết niệu
Thận – tiết niệu là hệ cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ bài tiết các chất thải từ quá trình tiêu hóa, các quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào, các sản phẩm loại bỏ trong máu, tế bào hỏng,…. và thải ra môi trường bên ngoài thông qua phân và nước tiểu.
Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,.. liên quan mật thiết với nhau.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, các cơ quan thận – tiết niệu vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và thích nghi, chính vì thế các tác động bất lợi thông qua thực phẩm, đồ uống, chế độ chăm sóc,…. không hợp lý đều có thể ảnh hưởng tới hệ cơ quan này. Bên cạnh đó, yếu tố bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý thận – tiết niệu ở trẻ em.
Trong quá trình nuôi dạy, chăm sóc trẻ em, cần đặc biệt lưu ý về những triệu chứng của các bệnh lý thận tiết niệu sau đây:
– Nước tiểu đục, trẻ đi tiểu có mùi hôi và đau vùng thắt lưng,…
– Tiểu buốt, tiểu rắt thường xuyên
– Trẻ đi vệ sinh không tự chủ
– Có hiện tượng sốt
– Trong một số trường hợp, khi nắn bụng trẻ thấy nổi cục
2. Các bệnh lý về thận – tiết niệu phổ biến ở trẻ
Theo thống kê, các bệnh lý dưới đây là những bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm bệnh về thận – tiết niệu ở trẻ.
2.1. Hội chứng tiểu rắt
Hội chứng tiểu rắt là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ với các biểu hiện như:
– Trẻ đi tiểu liên tục khoảng 10 – 15 phút một lần.
– Lượng tiểu mỗi lần rất ít, và thường bị tiểu són.
– Nước tiểu có màu vàng đục, đôi khi có váng, cắn.
– Trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc và cảm thấy khó chịu,…
Đây là một số dấu hiệu điển hình của hiện tượng tiểu dắt ở trẻ. Khi phát hiện những dấu hiệu này cần đưa trẻ đến thăm khám sớm bởi tiểu dắt rất có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như rối loạn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu nguy hiểm ở trẻ.
2.2. Hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản
Đây là một trong những hội chứng bẩm sinh về thận, tiết niệu thường gặp ở trẻ. Theo thống kê, tỷ lệ các bé trai gặp hội chứng này sẽ cao hơn bé gái rất nhiều.
Khúc nối bể thận niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ bể thận, bàng quang xuống niệu quản để có thể thải loại ra bên ngoài. Khi mắc phải hội chứng này, nước tiểu sẽ bị cản trở trong bể thận và bị ứ đọng gây nên tình trạng giãn đài thận, bể thận. Lâu ngày, tình trạng giãn này sẽ khiến thận bị suy giảm chức năng và là một trong những nguyên nhân gây suy thận sớm ở trẻ.
Tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản thường được phát hiện sớm thông qua các lần siêu âm ngay từ trong thai kỳ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong theo dõi và đánh giá tình trạng của trẻ, từ đó có thể can thiệp sớm các biện pháp phẫu thuật kịp thời sau khi trẻ chào đời vào thời điểm phù hợp nhất để tránh những nguy cơ suy thận và tổn hại các hệ cơ quan khác.
Ngoài các trường hợp phát hiện sớm ngay từ thai thì phần lớn trẻ thường được phát hiện tình cờ khi thực hiện siêu âm ổ bụng trong khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có những triệu chứng bất thường của cơ thể.
Không ít trường hợp trẻ được phát hiện muộn khi có các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, đau vùng hông lưng trong nhiều ngày, tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu rất đục,… thì phần lớn chức năng của thận đã bị tổn hại 1 phần.
2.3. Bệnh lý thận niệu quản đôi
Thận và niệu quản đôi là hiện tượng dị dạng một khối thận có hai bể thận riêng biệt, mỗi bể thận này lại có một niệu quản khác nhau. Thận niệu quản đôi gây ra hiện tượng nhiễm trùng tiểu ở trẻ và phần lớn được phát hiện thông qua siêu âm. Ngoài ra, nếu có triệu chứng như tiểu són liên tục, tiểu không kiểm soát, nhiễm trùng niệu, tiểu khó do bị sa niệu quản xuống niệu đạo,…. cần thăm khám và được điều trị kịp thời.
Bể thận niệu quản đôi là một trong những dị tật vô cùng nguy hiểm bởi hậu quả của nó có thể dẫn đến trào ngược bàng quang, nang niệu quản, tắc nghẽn tiểu,… gây nhiễm trùng và hoại tử.
2.4. Trào ngược bàng quang – thực quản
Thông thường nước tiểu sẽ di chuyển một đường thẳng từ thận xuống bàng quang và theo ống niệu quản di chuyển ra bên ngoài. Tuy nhiên một số trường hợp nước tiểu chảy ngược lại từ bàng quang lên bể thận khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Hậu quả của tình trạng này là gây giãn đài bể thận, niệu quản và là một trong những yếu tố gây suy thận.
Trào ngược bàng quang thực quản có những biểu hiện như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi khó chịu, trẻ bị tiêu chảy. Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ gặp chứng trào ngược bàng quang – thực quản ở bé gái cao hơn ở bé trai.
Theo các bác sĩ tại Thu Cúc, thông qua các lần siêu âm trong thai kỳ, hoàn toàn có thể phát hiện sớm các nguy cơ trào ngược bàng quang – thực quản bằng một loạt các triệu chứng như niệu quản giãn, bể thận giãn hay thận ứ nước,…. Dựa trên các chẩn đoán này, sau khi sinh trẻ cần được đưa đi tầm soát và phát hiện sớm để điều trị ngay từ những năm đầu đời.
3. Điều trị các bệnh lý về thận – tiết niệu tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Hiện nay, chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy được các bậc phụ huynh chọn lựa để điều trị các bệnh lý về thận, tiết niệu nói riêng và tất cả các bệnh lý chuyên khoa nhi cũng như theo dõi, thăm khám sức khỏe của trẻ.
– Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, yêu trẻ giúp trẻ có tâm lý thoải mái và không sợ hãi khi thăm khám hay điều trị.
– Liên tục cập nhật những phương pháp mới cho kết quả điều trị mĩ mãn nhất
– Hệ thống trang thiết bị hiện đại: thiết bị nội soi, chụp X Quang, …. cho kết quả rõ nét và chính xác.
– Không gian thăm khám xanh, rộng rãi mang đến cảm giác thoải mái.
– Hỗ trợ dịch vụ thăm khám tận tình, thủ tục nhanh gọn, có áp dụng BHYT và bảo hiểm bảo lãnh giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí.
Cha mẹ khi có những băn khoăn cần giải đáp, hãy gọi tới tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp nhanh nhất nhé!