Biến chứng sau mổ cắt gan là vấn đề khiến nhiều người mắc bệnh còn e ngại khi được chỉ định thực hiện. Phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng gì và cách phòng bệnh ra sao hãy cùng tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1. Tác dụng của phẫu thuật cắt bỏ gan trong điều trị
Biến chứng sau mổ cắt gan là điều mà các bệnh nhân lo lắng khi điều trị. Đây là ca phẫu thuật lớn và cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm. Phẫu thuật gan sẽ nhằm cắt bỏ tất cả các khối u trong gan và các mô xung quanh. Đây được xem là phương pháp điều trị với tỷ lệ thành công cao và có khả năng chữa khỏi ung thư gan.
Phẫu thuật gan chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có 1 hoặc 2 khối u < 5cm và chưa có tế bào ung thư di căn tới.
Điều mà nhiều người bệnh quan tâm là sau khi cắt gan thì phần gan còn lại có thể đảm bảo chức năng cần thiết hay không. Phần gan còn lại vẫn có thể đảm bảo duy trì chức năng.
2. Các phương pháp mổ cắt gan
Điều trị mổ cắt gan có thể được điều trị theo 2 cách dưới đây:
2.1 Kỹ thuật mổ gan mở
Ở kỹ thuật này bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch lớn trong phạm vi bên dưới lồng ngực và phía bên phải vùng bụng trên. Thiết bị siêu âm được sử dụng để tìm kiếm các khối u tồn tại. Sau đó bác sĩ sẽ loại bỏ phần gan chứa khối u và các mô gan xung quanh đó để nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư ác tính.
2.2 Mổ cắt gan bằng kỹ thuật nội soi
Bác sĩ rạch một vết nhỏ trên bụng đủ để đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào bụng. Kỹ thuật này sẽ ít gây đau đớn và vết sẹo nhỏ hơn, hạn chế các biến chứng sau mổ gan. Thời gian nằm viện và phục hồi cũng nhanh hơn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cắt gan phù hợp.
3. Các loại phẫu thuật gan thường gặp
Tùy thuộc vào từng trường hợp, vị trí, khối lượng khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt phần gan nào và cắt bỏ đi bao nhiêu phần.
– Cắt gan lớn: Phẫu thuật loại bỏ từ 3 phân thùy của gan trở lên. Có thể cắt bỏ vùng gan trái hoặc phải hoặc cắt bỏ các thùy giữa gan phải và trái.
– Cắt bỏ phần gan nhỏ: Là phẫu thuật cắt bỏ ít hơn hoặc bằng 2 phân thùy của gan
– Cắt bỏ nhiều phần của gan: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ nhiều khối u ở nhiều vị trí cùng lúc
– Cắt gan hai giai đoạn: Trường hợp cắt bỏ hai hoặc nhiều khối u sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhiều lần để loại bỏ từng phần của khối u. Bệnh nhân có thời gian phục hồi chức năng gan trước khi tiến hành phẫu thuật lần tiếp theo.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u cao nhất và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
4. Các biến chứng sau mổ cắt gan cần đề phòng
Mổ cắt gan là phẫu thuật lớn vì vậy cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại. Đây là kỹ thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Các biến chứng cần cảnh giác sau khi mổ cắt gan.
4.1 Nhiễm trùng là biến chứng sau mổ cắt gan
Biến chứng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở các vết rạch ( vết mổ mở) hoặc nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi,…Để dự phòng nhiễm trùng sau khi mổ bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng sinh và vệ sinh vết mổ thường xuyên.
4.2 Xuất huyết sau mổ
Gan là bộ phận có nhiều mạch máu và là nơi sản xuất ra các yếu tố đông máu cho toàn bộ cơ thể. Vì vậy có một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp biến chứng sốt huyết. Bác sĩ cần sử dụng biện pháp cầm máu và truyền máu ( nếu cần).
4.3 Rò rỉ ống mật
Cắt mổ gan có thể làm tổn thương các đường ống dẫn mật trong gan. Dịch mật có thể bị rò rỉ hoặc tích tụ trong gan. Khi gặp biến chứng này bác sĩ sẽ cần đặt ống dẫn lưu mật để kiểm soát tình trạng này.
4.4 Tràn dịch màng phổi là biến chứng sau mổ cắt gan
Nguyên nhân dẫn tới biến chứng là do chất lỏng trong quá trình phẫu thuật tích tụ trong lồng ngực. Hiện tượng này dẫn tới tràn dịch màng phổi với triệu chứng khó thở, đau ngực. Bác sĩ sẽ xử lý bằng cách đặt dẫn lưu hoặc điều trị bằng thuốc.
4.5 Cổ trướng
Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong gan có thể gây tích tụ các chất lỏng trong khoang bụng.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu: Người bệnh có nguy cơ đối mặt với cục máu đông. Nguyên nhân là sau mổ người bệnh cần nằm bất động trong thời gian dài vì vậy máu bị cản trở lưu thông.
– Suy chức năng thận: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Chức năng thận có thể ngừng hoạt động khiến cơ thể bị nhiễm độc.
– Suy chức năng gan: Đây là biến chứng mà nhiều người lo lắng vì gan không còn đảm nhiệm tốt chức năng của chúng. Người bệnh cần được ghép gan khẩn cấp.
Theo thống kê có khoảng 2% người bị ung thư gan tử vong vì biến chứng sau mổ gan. Do đó người bệnh cần có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe trước khi phẫu thuật và theo dõi cẩn thận sau khi mổ.
5. Cách đề phòng biến chứng
Để ngăn biến chứng sau cắt gan bệnh nhân và người thân cần tham khảo các lưu ý sau:
Chăm sóc trước khi phẫu thuật:
– Trước phẫu thuật người bệnh cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thoải mái. Tăng cường sức đề kháng để phòng tránh các biến chứng sau mổ.
– Chuẩn bị các loại thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để dùng khi cần thiết
Sau phẫu thuật
– Những ngày đầu sau mổ người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn dưới sự theo dõi chặt chẽ của y tá
– Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường
– Khi bệnh nhân có thể ăn được cần tăng cường chất dinh dưỡng, bổ sung các món dễ tiêu hóa vì sau phẫu thuật bệnh nhân thường chán ăn, mệt mỏi
– Chăm sóc và vệ sinh vết mổ sạch sẽ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Trên đây là các thông tin hữu ích cần biết về biến chứng sau mổ cắt gan. Các biến chứng là điều không ai mong muốn xảy ra vì vậy bệnh nhân cần chuẩn bị cả về sức khỏe và tinh thần sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.