Bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là điều khiến nhiều người quan tâm. Chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến và gây ra những tác động không nhỏ tới sức khỏe. Nếu không khắc phục sớm, chứng này còn có thể dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng hơn rất nhiều.
1. Những thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
1.1. Trái cây tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa
Trái cây là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Có rất nhiều loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là ổi và chuối. Ổi chứa nhiều vitamin C và chất chát làm êm dịu đường ruột. Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.
1.2. Người bệnh rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước
Đối với những người bình thường mỗi ngày nên uống 2 lít nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Còn đối với những người mắc bệnh tiêu hóa thì nên uống từ 2,5 – 3 lít nước uống 6-8 lần/ngày, nên uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm. Uống nước khoáng có chứa nhiều kali hoặc magiê thì càng tốt.
1.3. Ăn các loại thịt trắng
Bổ sung thêm vào thực đơn các loại thịt trắng như thịt gà, đậu hũ… các loại thực phẩm này rất giàu chất đạm vừa cung cấp chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
1.4. Thực phẩm nhiều vitamin D
Theo một số nghiên cứu đã chứng minh, vitamin D có tác dụng kháng viêm trong các bệnh đường ruột rất tốt. Vitamin D thường có trong các loại thực phẩm như trứng, cá biển, bạn nên sử dụng tối thiểu 3 lần trong tuần.
1.5. Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho người bị bệnh rối loạn tiêu hóa. Nó cung cấp nhiều loại vi khuẩn có lợi cho ruột, bổ sung các men tiêu hóa và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu dễ bị tiêu chảy vì sữa tươi nên thay thế bằng sữa chua để kích thích tiêu hóa. Thực đơn của người bị rối loạn tiêu hóa rất cần có sữa chua vì tốt cho đường ruột.
1.6. Gừng
Củ gừng không chỉ là loại gia vị thực vật quen thuộc, nó còn là một vị thuốc trong dân gian có rất nhiều công dụng tốt. Củ gừng giúp hạn chế hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa. Gừng làm giảm biểu hiện đau bụng, lạnh bụng, buồn nôn và nôn ói, rối loạn tiêu hóa do say tàu xe, đầy hơi, ăn không ngon miệng.
2. Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?
Khi có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa cần đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, loại trừ các bệnh về đường tiêu hóa khác. Nếu bạn chỉ bị rối loạn tiêu hóa, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc đặc trị rối loạn tiêu hóa mà các bác sĩ thường chỉ định có thể kể đến như: dicyclomine HCl (Sudopam Tablet), hyoscyamine sulfate (levsin) có tác dụng hạn chế tình trạng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường uống thuốc cầm là loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil). Còn khi bị táo bón sẽ uống thuốc sổ.
Xong với bệnh rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng một vai trò nhất định trong việc chữa trị. Điều quan trọng là người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, có thể dùng thêm men tiêu hóa để tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy một số thuốc giúp làm giảm đáng kể những triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa, nhưng việc điều trị bệnh phụ thuộc một phần quan trọng vào chế độ ăn uống của người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.