Môi trường làm việc căng thẳng, thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính và ít vận động,.. là những nguyên nhân khiến dân văn phòng phải đối mặt với nhiều mầm bệnh, trong đó có nhóm bệnh lý tim mạch như loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, suy tim, bệnh các van tim, …
Menu xem nhanh:
Nguy cơ bệnh đến từ tính chất nghề nghiệp
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như di truyền, thì tính chất công việc và những thói quen hàng ngày của dân văn phòng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đặc thù công việc phải ngồi nhiều là một trong những thủ phạm gây các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đăng ở tờ Medical Billing Coding chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh tim ở những người làm việc ở tư thế ngồi cao gấp 2 lần người làm việc ở tư thế đứng.
Khi ngồi, các bộ phận của cơ thể trở về trạng thái tĩnh, mỗi phút tĩnh lại giảm tiêu thụ năng lượng 1 Kcalo; lượng enzym chống béo phì cũng giảm 90%. Nếu ngồi trên 2 giờ thì lượng cholesterol có lợi cũng giảm sút tương ứng. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ béo phì, những người béo phì dễ bị cao huyết áp, đây là nguyên nhân dẫn tới các tai biến về tim mạch như: suy tim, tắc động mạch vành, ứ đọng tuần hoàn ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động…
Thói quen ăn uống: làm việc ít 8 tiếng một ngày và thời gian nghỉ trưa chỉ vào khoảng 1 tiếng, phần lớn dân văn phòng lựa chọn đồ ăn với tiêu chí nhanh gọn, sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,,… Đây cũng là lý do khiến các bệnh lý về tim mạch ở dân văn phòng ngày một gia tăng.
Triệu chứng gì cần nghĩ ngay tới bệnh tim mạch?
Hồi hộp, lo lắng, run tay: đây là dấu hiệu có thể thấy ở bất kỳ ai ở bất lỳ một thời điểm nào đó, nhất là khi có áp lực công việc. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thấy xuất hiện những triệu chứng này thì bạn cần lưu ý, bởi đây rất có thể là những dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Bệnh có thể đi kèm các triệu chứng như gây choáng váng, mờ mắt, ngất.
Đau nhói, tức ở ngực: Nhiều người cho rằng đây là triệu chứng chỉ gặp ở những người lao động nặng, tuy nhiên triệu chứng này phổ biến gặp ở dân văn phòng. Khi bị đau ngực cần cảnh giác, bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh tim mạch như thiểu năng mạch vành, thiếu máu cục bộ nuôi tim gây nhiều nguy hiểm. Triệu chứng đau thắt ngực rất nguy hiểm vì khó phân biệt với nhồi máu cơ tim.
Khó thở: nếu cảm giác khó thở thường xuyên xuất hiện bạn cần lưu ý, cần cảnh báo hiệu chuẩn bị hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim,…
Phù chân: Đây là triêu chứng báo hiệu các bện về tim như bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn.
Những triệu chứng trên có thể gặp với hầu hết mọi người, nhưng đang lo ngại hơn ở những người làm việc văn phòng, do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít tiếp xúc với không khí tự nhiên, ít vận động,…ảnh hưởng đối với hệ hô hấp, và đe dọa sức khỏe tim mạch.
Để có một trái tim khỏe mạnh, cần kết hợp nhiều phương pháp, từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày: luyện tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý để ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa,…chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung chất xơ có trong rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đạm và béo, tránh ăn quá mặn…và duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ, giúp phát hiện, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch tốt nhất. Ngoài ra, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về y tế, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói quen không tốt có hại cho sức khỏe.
Phần lớn các bệnh lý ở dân văn phòng thường không có triệu chứng rõ ràng, việc nhận biết, phát hiện sớm bệnh hết sức khó khăn, dẫn tới tình trạng bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu suất công việc. Giải pháp nào giúp phát hiện và phòng ngừa bệnh cho nhân viên văn phòng? Xem tại đây