Sỏi mật là bệnh lý khá phổ biến nhiều người dễ mắc phải. Vì thế mà câu hỏi bệnh sỏi mật có nguy hiểm không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi không may mắc phải.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?
Sỏi mật thực chất không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi dễ dàng bằng cách dùng thuốc hoặc cắt túi mật. Cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu sỏi mật xuất hiện ở một số vị trí khó có thể loại bỏ hoặc người bệnh không thăm khám điều trị kịp thời hiệu quả, sỏi mật có thể tiến triển gây nên biến chứng cụ thể như:
1.1. Viêm túi mật cấp tính
90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật gây nên. Bệnh thường xảy ra trong trường hợp sỏi gây ra tổn thương ở thành túi mật dẫn tới tắc nghẽn đường mật và làm cho dịch mật bị ứ trệ dẫn tới tình trạng viêm.
1.2. Viêm đường mật cấp tính
Viêm đường mật cấp tính cũng là biến chứng hầu hết do sỏi mật gây. Khi người bệnh bị viêm đường mật cấp tính thì cũng xuất hiện những triệu chứng như đau quặn bụng trong nhiều giờ, sốt cao, người ớn lạnh, da vàng, ngứa rát, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
1.3. Viêm tụy cấp
Theo thống kê thì có tới hơn 50% trường hợp bị viêm tụy cấp là do sỏi mật hình thành và bị mắc kẹt tại vị trí ngã 3 đường mật tụy, khiến cho dịch tụy đổ vào tá tràng bị chặn lại. Khi đó những cơn đau sẽ dữ dội và dai dẳng nhất là vùng thượng vị và cơn đau sẽ lan dọc theo sống lưng kèm triệu chứng tiêu chảy, sốt cao, người mệt mỏi, bụng chướng, buồn nôn và nôn.
1.4. Áp xe gan
Trong trường hợp sỏi dẫn tới tắc nghẽn đường mật sẽ gây ra tình trạng ứ trệ làm cho áp lực trong dịch mật vì thế cũng tăng lên, chính vì lẽ đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn đi ngược dòng và gây ra nhiễm khuẩn hình thành những ổ áp xe gan mật. Lúc này, người bệnh thường có triệu chứng đau bụng, da vàng, vàng ở mắt và sốt.
1.5. Ung thư túi mật
Sỏi mật gây ra ung thư túi mật thường khá là hiếm tuy nhiên khi bị lại cực kỳ nguy hiểm do bệnh thường gây ra những triệu chứng đặc trưng và chỉ được phát hiện khi người bệnh phát bệnh ở giai đoạn quá muộn. Để điều trị thì người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật, đồng thời thực hiện xạ trị và hóa trị.
2. Phòng ngừa sỏi mật như thế nào?
Để ngừa những nguy cơ biến chứng do sỏi mật gây ra, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm sự tồn tại của sỏi mật và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, muốn phòng ngừa hình thành sỏi mật, bạn cần lưu ý:
2.1. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol.
– Ăn nhiều chất xơ. Những người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp hạn chế các triệu chứng của sỏi mật và giảm nguy cơ phải cắt bỏ túi mật do sỏi.
– Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate làm tăng nguy cơ sỏi mật. Do đó, ăn giảm đường và carbohydrate có thể giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật.
2.2. Duy trì cân nặng bình thường
Duy trì cân nặng ở mức bình thường và tránh giảm cân quá nhanh chóng, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc sỏi mật.
2.3. Tăng cường tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao thường xuyên ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh sỏi mật và tăng sức đề kháng cho cơ thể.