Rò hậu môn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ sơ sinh. Vậy bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao… sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh:
- Do nhiễm trùng những xoang tuyến bất thường bẩm sinh của hậu môn
Chính sự tắc nghẽn của những tuyến xoang hậu môn này gây ứ đọng phân và vật lạ trong tuyến khiến tuyến hậu môn bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng lâu ngày không được điều trị sớm sẽ tạo thành ap-xe, dễ dẫn đến hình thành đường rò.
- Do việc chăm sóc, vệ sinh hậu môn cho trẻ không đúng cách
Vệ sinh không đúng cách gây tổn thương dẫn tới dễ hình thành lỗ rò.
- Do bé bị táo bón lâu ngày
Tình trạng táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ sơ sinh khó đại tiện, phải rặn để đẩy phân ra ngoài làm rách hậu môn cũng gây nên bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng của bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
- Xuất hiện một khối sưng đỏ, đau, mưng mủ nằm ở vùng quanh hậu môn. Các nốt mủ này sưng tái phát nhiều lần, rỉ nước vàng hoặc chảy mủ khiến trẻ khó chịu, quần và tã luôn bị bẩn.
- Trẻ đau, quấy khóc nhiều lần, sốt, ngứa ngáy khó chịu
- Đối với số ít trẻ bị rò hậu môn bẩm sinh thì đôi khi khối áp xe không xuất hiện mà chỉ hình thành lỗ rò đơn độc.
Rò hậu môn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Vì thế khi thấy trẻ có những triệu chứng trên cần đưa bé đi khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
- Với mức độ nhẹ: Sử dụng thuốc sát trùng hậu môn và ngâm hậu môn vào dung dịch thuốc sát trùng pha loãng với nước sau mỗi lần đi đại tiện xong. Nước ngâm rửa hậu môn nên ấm để giúp trẻ giảm đau và tụ mủ áp xe nhanh hơn.
- Đối với mức độ nặng: Cần được rạch thoát mủ sau khi đã gây tê tại chỗ. Sau khi ổ áp xe đã thoát mủ có thể được nhét một miếng bấc nhỏ hoặc để hở. Sau đó trẻ cũng cần được ngâm hậu môn. Trong thời gian hậu phẫu, các bậc phụ huynh cần kéo giãn, tách hai mép vết thương sau mỗi lần thay tã hoặc vệ sinh hậu môn để miệng vết rạch không bị khép lại.
Trong trường hợp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả thì trẻ thường được chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò để điều trị bệnh rò hậu môn triệt để. Phẫu thuật mổ rò hậu môn cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.