Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn có thể mắc ngay khi trẻ từ 2 – 10 tuổi và có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Chính vì thế việc hiểu đúng về bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa bệnh cho bé hiệu quả.
Menu xem nhanh:
Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ do nguyên nhân gì?
Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus gây ra.
Ngoài ra, còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây bệnh như: bụi, bọ nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, khói than tổ ong… Ngoài ra, nếu bố mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng thì trẻ cũng dễ bị hen.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện:
- Hen phế quản ở trẻ thường biểu hiện bằng những cơn ho dai dẳng, khó thở…
- Ho dai dẳng. Khác với ho thông thường, ho do hen phế quản có thể tự khỏi nhưng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho nặng hơn vào ban đêm, trong giấc ngủ hoặc trước khi rạng sáng. Đôi khi ho dẫn đến ói mửa
- Thở khò khè.
- Thở gắng sức.
- Nặng ngực ở trẻ lớn
Hen phế quản ở trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho nhiều dịch tiết ra, không giống như hen ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Các mức độ của bệnh hen phế quản
- Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
- Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
- Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh hen ở trẻ mà có thuốc hỗ trợ chữa trị phù hợp
- Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
- Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
Những trường hợp hen ác tính, các cơn hen liên tiếp xảy ra hàng ngày, thường nặng hơn về chiều và đêm. Trẻ bị mắc bệnh hen phế quản thường khó thở, không sốt, không lây. Bệnh hen tiến triển rất thất thường và có thể tái đi tái lại.
Biện pháp xử trí bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
Khi trẻ lên cơn hen cấp thì cha mẹ nên đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành, cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.
Nếu trẻ lên cơn hen nhẹ có thể dùng các loại thuốc ở dạng khí dung, bình xịt. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ điều trị nhanh chóng bệnh
Nếu cơn hen nặng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và có loại thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp.
Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ có thể phòng tránh được
Để phòng bệnh hen, nên tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như: lông vật nuôi, thuốc lá. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản.
Cha mẹ nên thận trọng khi thấy con quấy khóc và ho, sau đó càng ho dữ hơn. Cần đưa trẻ đi khám ngay vì các cơn hen phế quản ở trẻ sẽ nhanh chóng nặng lên ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ưu điểm khi HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ hen phế quản ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Thu Cúc
- Thủ tục đăng ký đơn giản, chuyên nghiệp, người bệnh có thể đặt lịch hẹn qua hệ thống tổng đài giúp tiết kiếm thời gian.
- Bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp nói chung và bệnh hen phế quản nói riêng.
- Người bệnh có thể lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị.
- Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- Quy trình khám chữa bệnh khép kín, thuận tiện cho người bệnh.
- Được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
Chị Đỗ Mai Anh (29 tuổi – Bắc Ninh) chia sẻ: “Cháu nhà tôi mới hơn 3 tuổi mà bị hen phế quản. Nhìn cháu thở khò khè mà tôi sót ruột. Tôi đưa cháu đến Bệnh viện Thu Cúc khám. Bác sĩ rất nhiệt tình, chu đáo, thăm khám cho cháu cẩn thận, một thời gian sau cháu khỏi, tôi rất mừng. Cảm ơn các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc”.