Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở nam giới sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc, dư cân béo phì,…. Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm nhưng rất nhiều người chủ quan do bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ, tác hại, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ
Có thể bạn chưa biết, trong gan luôn có một lượng mỡ nhất định, gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan.
Các nguyên nhân phổ biến khiến gan nhiễm mỡ là:
– Nghiện rượu, bia, đồ uống có cồn: khi bạn “nạp” nhiều rượu bia, cơ thể chỉ đào thải được khoảng 10% lượng cồn qua bài tiết nước tiểu, mồ hôi, khoảng 90% còn lại sẽ tích tụ tại gan, và được tế bào gan xử lý. Uống nhiều đồ uống có cồn sẽ làm tăng huy động mỡ từ các mô dự trữ, làm tăng cacbonhidrat và axit glucose photphat do gan bị giảm chức năng, dẫn đến tăng este axit béo, và cuối cùng là tăng tạo triglyceride tăng cao.
– Béo phì: những người béo phì có nguy cơ bị bị bệnh gan nhiễm mỡ cao. Khi cơ thể cung cấp quá nhiều năng lượng dẫn đến dư thừa và không tiêu thụ hết, gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong cơ thể và trong gan. Theo thời gian dẫn đến tích tụ mỡ gây tổn thương gan, viêm nhiễm và có thể dẫn đến xơ gan.
– Thuốc điều trị: khi cơ thể sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc, hóa chất như corticosteroid, tamoxifen, nhiều loại thuốc khác, có thể làm gan nhiễm mỡ.
– Người bị tiểu đường: Nếu kiểm soát tiểu đường không tốt cơ thể sẽ sản sinh nhiều đường, insulin trong cơ thể không thể hoạt động bất thường có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Một số người có tình trạng Kháng -insulin cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, làm tăng đường huyết và cũng dẫn đến tích tụ mỡ trong gan.
– Viêm gan, các bệnh lý triệu chứng khác: người bị bệnh gan như viêm gan B, viêm gan C,… dẫn đến nguy cơ gây gan nhiễm mỡ cao hơn do tổn thương gan.
– Tình trạng sức khỏe khác: sút cân quá nhanh, suy giảm chức năng tuyến yên, tuyến giáp,….
2. Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm
Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, về lâu dài có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
2.1 Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm vì gây xơ gan
Khi gan bị nhiễm mỡ lâu ngày khiến gan dễ bị viêm, tình trạng mỡ phủ nhiều trong gan và viêm nhiễm lâu ngày ở gan (viêm gan mạn tính) sẽ ngày càng nặng, điều này làm suy giảm dần chức năng vốn có của gan. Gan từ đó cũng dễ bị chai cứng và hình thành các mô sẹo, các mô sẹo ngày càng nhiều dẫn tới gan bị xơ hóa (xơ gan).
2.2 Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm vì gây ung thư gan
Từ gan nhiễm mỡ đến ung thư gan thường trải qua quá trình gan bị viêm nhiễm và xơ gan. Như đã nói trên, sau khi gan nhiễm mỡ gây xơ gan thì các tế bào gan được sản sinh mới không đủ bù đắp các tế bào gan bị hư hại và một điều khác nữa quá trình sản sinh tế bào gan mới có thể tiềm ẩn đột biến làm phát triển những tế bào gan lập dị (ác tính) gây ung thư gan.
Quá trình từ gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý của mỗi người, thường là khoảng 20 năm.
Ngoài những tác hại nguy hiểm trên, gan nhiễm mỡ sẽ làm suy giảm chức năng gan, giảm khả năng chuyển hóa của gan dễ dẫn tới một số vấn đề, bệnh lý như suy gan cấp, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, giảm miễn dịch cơ thể (gan nhiễm mỡ làm cơ thể mệt mỏi kéo dài, chán ăn, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc các các bệnh lý, nhiễm trùng), bệnh lý về tim mạch (do mỡ tích tụ lâu dần dễ gây tình trạng xơ vữa động mạch).
3. Những dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện nên khó phát hiện bệnh, người bệnh chủ quan bỏ qua và bác sĩ không có kinh nghiệm cũng dễ bị bỏ sót khi chẩn đoán.
Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến nặng hơn ở những giai đoạn sau thì triệu chứng ngày càng rõ rệt hơn như:
– Mệt mỏi uể oải kéo dài
– Đau tức hạ sườn bên phải bụng
– Tặng cân hoặc chán ăn sụt cân nặng
– Các thay đổi trong hệ tiêu hóa như : đầy bụng,khó tiêu, buồn nôn, hay tiêu chảy
– Sưng bàn chân và chân, cổ trướng bụng
– Biểu hiện trên cơ thể như vàng da, vàng mắt, u mạch nổi trên da, giãn nở mạch máu dưới da, ngứa, sưng, da đóng vảy nước tiểu vàng hoặc sậm màu.
4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể điều trị và điều trị nội khoa là chủ yếu. Nếu gan nhiễm được phát hiện sớm ở cấp độ 1 (cấp độ nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ) thì điều trị và điều chỉnh lối sống có thể giúp các tế bào gan tự tái tạo và phục hồi như bình thường.
Nhưng nếu gan nhiễm mỡ tiến triển ở các cấp độ nặng hơn, cấp độ 2, 3, 4 việc điều trị vẫn là rất cần thiết để ngăn chặn gan nhiễm mỡ biến chứng nặng gây viêm, xơ gan, ung thư gan.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ:
– Giảm cân: đối với trường hợp béo phì, giảm cân là điều cần thiết để giảm tình trạng của bệnh. Tuy nhiên cần tránh việc giảm cân không lành mạnh, giảm cân cấp tốc. Cần có chế độ ăn uống và giảm cân khoa học.
– Hạn chế bia rượu: đối với những người nghiện bia rượu, việc cần thiết là phải hạn chế đồ uống có cồn, tránh làm tổn thương gan.
– Tiêm phòng, điều trị các bệnh lý về gan: tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B và C đầy đủ để tránh nhiễm virus, đặc biệt là viêm gan B. Điều trị các bệnh viêm gan sớm cũng sẽ giúp tránh tình gan nhiễm mỡ.
– Chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện các bệnh lý.
Cần thường xuyên khám định kỳ để theo dõi tình trạng tốt nhất các chỉ số trong cơ thể, tình trạng mỡ mãu, gan nhiễm mỡ, … để điều trị sớm và hiệu quả.