Các bệnh đường tiêu hóa có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người mắc phải. Đây là nhóm bệnh phổ biến hàng đầu trong số các bệnh nội khoa. Vậy bệnh đường tiêu hóa gồm những gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây.
Menu xem nhanh:
Bệnh đường tiêu hóa gồm những bệnh nào?
Bệnh đường tiêu hóa bao gồm nhiều căn bệnh rất phổ biến như sau:
– Viêm loét dạ dày: Đây là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày làm cho người bệnh đau đớn. Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mạn tính dễ tái phát và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa.
– Trào ngược dạ dày: là hiện tượng dịch từ dạ dày bị trào lên thực quản gây tổn thương, viêm loét thực quản. Người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát ở thực quản.
– Táo bón: Là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi, người ít hoặc lười vận động. Táo bón không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như trĩ và một số biến chứng khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
– Rối loạn nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó.
– Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
– Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau.
– Viêm đại tràng mạn tính: Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái phát liên tục dễ gây ra chứng bệnh này. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng mạn tính là đau bụng âm ỉ, có khi đau thành cơn, đầy bụng, sôi bụng, rối loạn đại tiện.
– Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh.
– Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.
– Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
– Đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện nhiều, không trung tiện được hoặc bị sôi bụng.
– Chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
– Chứng chán ăn, không ngon miệng: Khi hệ tiêu hóa bị suy thoái dần, giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm. Sự suy giảm vị giác, lượng nước bọt ít, bị mắc bệnh mạn tính nào đó khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ hoặc tâm trạng bất ổn cũng dễ gây ra chứng chán ăn.
Làm gì khị bị bệnh đường tiêu hóa?
Ăn chậm, nhai kỹ: giúp hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.
Uống nhiều nước: Việc này cũng để tránh táo bón. nên uống một ngày khoảng 2 lít.
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ: Người bị bệnh đường tiêu hóa nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là rau củ quả tươi vừa giàu chất xơ, vừa nhiều vitamin hỗ trợ tiêu hóa và củng cố sức khỏe.
Rèn luyện thân thể đều đặn: Chăm chỉ tập luyện thân thể là điều rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa.