Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Thưa bác sĩ, tôi bị mắc bệnh dạ dày đã hơn 2 năm nay. Tuy đã chữa trị nhiều nhưng bệnh vẫn chưa khỏi. Xin bác sĩ cho biết bệnh dạ dày lây qua đường nào? Có người bảo tôi, người nhà dễ bị lây khi có thành viên trong gia đình mắc bệnh dạ dày. Tôi đang lo có thể lây bệnh cho người thân xung quanh. (Lê Văn Công – Việt Trì, Phú Thọ).

Bạn cần quan tâm: khám và điều trị bệnh về dạ dày

Nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu: Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu: Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

Trả lời:

Bạn Lê Văn Công thân mến! Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới chuyên mục tư vấn sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn: Bệnh dạ dày lây qua đường nào?, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Bệnh dạ dày do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, đó là vi khuẩn Hp. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh dạ dày, trong đó có thể kể đến như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, căng thẳng thần kinh…

Qua quá trình thăm khám và điều trị các trường hợp đau dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện nhiều bệnh nhân có mối quan hệ mật thiết như người cùng huyết thống, người cùng trong một gia đình thường có những biểu hiện khá giống nhau. Đó là các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, đầy bụng… và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp.

Do vậy, có thể kết luận rằng bệnh dạ dày hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khác, nếu bệnh nhân mang trong mình  mà không chủ động phòng tránh cho người khác cũng như tìm cách điều trị dứt điểm.

Các bác sĩ sẽ giải thích rõ bệnh dạ dày lây qua đường nào khi người bệnh đi khám.

Các bác sĩ sẽ giải thích rõ bệnh dạ dày lây qua đường nào khi người bệnh đi khám.

Bệnh dạ dày lây qua đường nào?

– Tiếp xúc trực tiếp đường miệng: Bệnh dạ dày có thể lây nhiễm thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Sự tiếp xúc này có thể qua các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân, qua hôn trực tiếp, người lớn nhai mớm cơm cho trẻ nhỏ…

– Lây qua đường dạ dày: Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản khiến vi khuẩn Hp từ dạ dày đi lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng.

– Lây nhiễm vi khuẩn qua đường phân: Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn Hp còn có thể lây qua phân người (do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn; hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ). Bên cạnh đó, nước cũng có thể là trung gian truyền bệnh (Hp hiện diện trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý)…

– Lây qua đường dạ dày: Khi thực hiện nội soi với các dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng từ bệnh nhân có vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm sang dạ dày của bệnh nhân không có vi khuẩn Hp.

Những thông tin trên đây đã giải đáp cho câu hỏi: Bệnh dạ dày lây qua đường nào. Hy vọng bạn Lê văn Công đã hài lòng với câu trả lời và tích lũy cho mình các kiến thức phòng tránh, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm cho người xung quanh. Điều quan trọng không kém, bạn cần tới bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa uy tín để thăm khám và điều trị hiệu quả, dứt điểm. Bạn cũng cần giúp cho gia đình, người thân biết cách phòng tránh căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật.

Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital