Cúm A là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan bởi virus cúm phát tán và tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Trong thời điểm giao mùa hoặc mùa đông, cúm A thường dễ phát triển thành dịch với tốc độ lây lan cực nhanh. Vậy cúm A lây qua đường gì khi mắc người bệnh thường có biểu hiện nào?
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin cơ bản về bệnh cúm A
Cúm A là bệnh về đường hô hấp cấp tính, do virus cúm A gây ra. Khi mắc cúm A người bệnh thường có các biểu hiện như: sổ mũi, ho, sốt, nghẹt mũi, viêm đau họng, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, đau mỏi người. Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, vì thế để chắc chắn khi người bệnh có những dấu hiệu khởi phát của bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm cúm A. Bệnh nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là tử vong. Trên thế giới đã từng ghi nhận hàng nghìn ca bệnh tử vong do cúm A biến chứng gây suy đa đa tạng, viêm phổi cấp…
Trước kia, cúm A thường bùng phát vào thời điểm gần mùa đông, thời tiết lạnh hoặc khi giao mùa, thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các bệnh viện đã ghi nhận ngay cả trong thời điểm mùa hè cũng tiếp nhận ca mắc cúm A. Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng kém…
2. Bệnh cúm A lây qua đường nào là chủ yếu?
Cúm A là bệnh về đường hô hấp trên thế giới cúm A đã được liệt vào danh sách những căn bệnh có khả năng lây lan rất dễ và nhanh. Thực chất đây là loại virus có vật chủ là chim hoang dã, gia cầm nên virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang cho người khi có tiếp xúc gần khoảng cách dưới 2m. Nhưng phổ biến nhất là virus lây từ người lành sang người bệnh thông qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc vô tình chạm tay vào đồ vật có bám virus, sau đó tay chạm và mũi, miệng thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Chính vì cơ chế dễ lây bệnh trên mà cúm A thường có nguy cơ mắc cao trong môi trường trường học, bệnh viện, khu vui chơi… và trẻ em là đối tượng mắc bệnh hàng đầu mà cha mẹ cần chú ý tới.
Sau khi tiếp xúc với nguồn lây người bệnh thường sẽ không bộc phát các dấu hiệu của cúm A ngay mà phải trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày, trung bình là 2 ngày. Trong thời gian ủ bệnh nếu người bệnh vô tình tiếp xúc với người khác thì người đối diện cũng đều có nguy cơ mắc bệnh như bình thường.
Hiện nay một vài thói quen cũng được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A như: không thường xuyên rửa tay, không đeo khẩu trang, không vệ sinh cẩn thận,… sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho virus cúm A nhanh chóng phân tán, sau đó xâm nhập và phát triển trong cơ thể từ đó gây nên bệnh. Ngoài ra, việc người bệnh với người lành dùng chung đồ cá nhân như: cốc, thìa, đĩa, bát, bàn chải đánh răng,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Vì thế, khi đã biết được nguồn lây bệnh cúm A thì chủ động phòng bệnh được xem là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người đối diện.
3. Nếu nghi ngờ mắc cúm A người bệnh nên làm gì?
Khi nghi ngờ cơ thể mắc cúm A, người bệnh có thể thực hiện một vài lưu ý sau đây:
– Xét nghiệm cúm A: Khi có dấu hiệu nghi ngờ có nguy cơ mắc cúm A, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thực hiện làm xét nghiệm từ đó xác định có phải cúm A hay không. Hiện nay các xét nghiệm cúm A diễn ra khá nhanh chóng, đơn giản và có kết quả ngay. Sau khi có biết chính xác có phải mắc cúm A hay không người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc, điều trị như thế nào cho nhanh khỏi bệnh và có được kết quả tốt nhất.
– Chủ động cách ly: Chủ động cách ly là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình và cả những người xung quanh trong thời gian đang bị cúm A. Lúc này người bệnh nên được các ly và chăm sóc tại phòng riêng. Phòng cách ly cần thoáng mát, sạch sẽ giúp hỗ trợ người bệnh đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Ngay từ khi phát hiện mắc cúm A người bệnh dùng thuốc càng sớm sẽ có được kết quả điều trị tốt nhất. Thuốc dùng cho người mắc cúm A nên được thăm khám và chỉ định bởi các bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý dùng thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Vệ sinh cơ thể thường xuyên: Thời điểm này người bệnh nên chú ý tới việc vệ sinh thân thể nhiều hơn. Như súc miệng bằng nước muối để loại bỏ virus và giúp thông thoáng đường thở. Thường xuyên rửa tay khi ra ngoài về hoặc sau khi chạm vào các đồ vật. Đeo khẩu trang che kín mũi, miệng khi nói chuyện.
– Tăng cường chế độ ăn: Một chế độ ăn đủ chất rất quan trọng với người mắc bệnh. Vì thế người bệnh nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể tăng sức đề kháng được tốt hơn.
Cúm A lây qua đường gì thì bệnh lây qua đường hô hấp và là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp chủ động như trên để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.