Amidan là hệ thống các tế bào ở ngã ba họng, là nơi bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của cả vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu có chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào đây làm tổ thì thực sự phiền phức. Khi amidan bị tấn công và tạo nên những khối mủ, vón cục thì đó là viêm amidan hốc mủ.
Menu xem nhanh:
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là do tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ amidan, ẩn nấp lâu ngày và phát triển, gây nên sự viêm nhiễm cục bộ. Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ là:
- Đau, rát họng: Triệu chứng thường gặp của các bệnh vùng họng. Cơn đau của viêm amidan hốc mủ thường lan sang cả vùng tai, tăng tiến theo thời gian, và đặc biệt đau lúc ăn uống.
- Mủ trên amidan: Xuất hiện những khối mủ bã đậu trắng, vón cục trên bề mặt amidan. Trong miệng cũng xuất hiện các hạt mủ, do quá trình sống mà đụng chạm các khối mủ trên amidan, khiến mủ bong ra và lẫn vào miệng.
- Sốt: Triệu chứng sốt là do cơ thể có sự viêm nhiễm.
- Hơi thở có mùi: Hơi thở có mùi hôi, khi ho khạc cũng xuất hiện những hạt đờm.
- Các triệu chứng khác: Có đờm trong cổ, rất khó khạc hoặc khó nuốt do rất đau khi thực hiện điều này, người mệt mỏi, khó chịu.
Triệu chứng quan trọng nhất của viêm amidan là sự xuất hiện của các khối mủ trên amidan. Các triệu chứng khác thường bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Nhưng hiện tượng hốc mủ trên amidan là khi bệnh đã khá nặng. Nếu có dấu hiệu bất thường, lâu ngày không hết, bạn nên đi khám.
Amidan hốc mủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Amidan hốc mủ điều trị như thế nào?
Cắt amidan là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cho người bệnh bị viêm amidan hốc mủ. Tuy không thể áp dụng cho 100% các trường hợp. Thông thường cắt amidan sẽ được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn cảm thấy cần cắt amidan, nên tới khám bác sĩ và được chỉ định. Các trường hợp được chỉ định thường gặp:
- Viêm amidan mạn tính: Bị viêm amidan từ 3-5 lần một năm.
- Viêm amidan cấp mủ
- Viêm amidan có biến chứng nguy hiểm: Viêm nhiễm cấp, áp xe, etc.
- Viêm amidan dẫn tới biến chứng xa: thấp tim, viêm phế quản, viêm xoang, thấp khớp
Trong trường hợp viêm amidan hốc mủ thì cũng có thể điều trị bằng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh và giảm đau cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, bạn không nên tự ý sử dụng sai liều và sai cách dùng. Một số loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ thường được chỉ định:
- Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là thuốc chủ yếu thường được các bác sĩ sử dụng do tính an toàn cao khi sử dụng đúng cách và đúng liều.
- Các thuốc giảm xung huyết, phù nề
- Bổ sung một số loại thuốc trị ho, tiêu đờm do viêm amidan cấp tính và amidan hốc mủ gây ra.
- Dùng một số thuốc có tác dụng tại chỗ như: súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như: penicillin, betadine, oropivalone, lysopaine…
Các loại thuốc và liều lượng và cách sử dụng sẽ được chỉ định tùy theo mức độ bệnh và chuẩn đoán của bác sĩ. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ sử dụng thuốc đúng liều theo chỉ định, không để sinh ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, sẽ khiến bệnh tái phát, và càng khó điều trị hơn.