Tụy hay tuyến tụy là một trong những cơ quan của bộ phận tiêu hóa, chức năng chính là phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng. Do đó, nếu xuất hiện vấn đề ở tuyến tụy, đặc biệt là ung thư tụy, cơ thể chúng ta sẽ không thể hoạt động bình thường. Thậm chí bệnh có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu về điều trị ung thư tụy trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư tụy – Hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
Ung thư tụy hình thành ở tuyến tụy, một cơ quan nội tạng nằm ở bụng phía sau dạ dày. Tuyến tụy sản xuất các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa và các hormone kiểm soát lượng đường trong máu.
Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu ở tuyến tụy ngoại tiết nơi sản xuất các enzyme tiêu hóa. Loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, chiếm khoảng 85% tất cả các trường hợp. Ung thư biểu mô tuyến khởi phát từ các tế bào tuyến nơi sản xuất các enzyme tiêu hóa.
Triệu chứng bệnh có thể kể đến như:
– Đau ở phần trên bên phải.
– Chán ăn, buồn nôn và nôn.
– Mất cân nặng.
– Vàng da và lòng trắng mắt.
– Táo bón.
– Tiểu máu…
Ung thư tuyến tụy có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi và xương. Khi ung thư đã di căn, thường rất khó điều trị.
2. Ung thư tuyến tụy nguyên nhân do đâu?
– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư tuyến tụy. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 3 – 4 lần người không hút thuốc.
– Tuổi tác: Ung thư tuyến tụy thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi.
– Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn nữ giới.
– Viêm tụy mạn tính: Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm tuyến tụy kéo dài dai dẳng. Người bị viêm tụy mạn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn người bình thường.
– Tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn người bình thường.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, và đường có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
– Tiền sử bệnh lý gia đình: Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy
Việc điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn của bệnh phi phát hiện bệnh và bắt đầu các phương pháp điều trị. Phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao và ngược lại, nếu phát hiện ung thư tụy quá muộn thì quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn, nguy hiểm nhất là không thể cứu chữa.
Hiện nay, căn cứ vào tình hình bệnh lý cũng như giai đoạn của bệnh thì người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp sau:
3.1. Điều trị ung thư tụy bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị ung thư là phương pháp mà các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể. Phương pháp này thường được chỉ định khi ung thư tụy vẫn còn ở giai đoạn sớm, các khối u vẫn chưa di căn cũng như chưa xâm lấn quá nhiều tới các bộ phận xung quanh.
Phụ thuộc vào vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật khác nhau như phẫu thuật Whipple (Gồm cắt bỏ đầu tụy, các hạch lân cận, đoạn cuối ống mật chủ, hang vị), cắt thân và đuôi của tụy hoặc cắt bỏ toàn bộ phần tụy.
3.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng nhưng loại thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt những tế bào ung thư ở trong cơ thể. Có thể được sử dụng trước phẫu thuật khi khối u quá to và cần được thu nhỏ lại để thuận tiện cho việc phẫu thuật. Hóa trị cũng được sử dụng sau phẫu để hạn chế việc tái phát của ung thư tụy.
3.3. Điều trị ung thư tụy bằng phương pháp xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư tụy sử dụng tia X để tiêu diệt những tế bào ung thư bên trong cơ thể. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp bệnh nhận không thể phẫu thuật, khối u đã di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Nếu xạ trị sau khi phẫu thuật thì sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ tái phát của bệnh.
3.4. Phương pháp miễn dịch
Phương pháp miễn dịch là phương pháp giúp kích thích sự hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, khiến chúng có khả năng tự tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây cũng là phương pháp duy nhất chữa khỏi bệnh hoàn toàn ngay cả khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Thuốc miễn dịch tiêu biểu để điều trị ung thư tuyến tụy có thể nhắc đến như Pembrolizumab – thuốc miễn dịch khóa điểm kiếm soát miễn dịch PD-L1 và PD-L2.
3.5. Liệu pháp nhắm trúng đích
Thuốc được sử dụng cho biện pháp nhắm trúng sẽ chỉ tập trung vào các đặc hiệu riêng biệt của tế bào ung thư. Chúng có khả năng tìm ra chính xác các tế bào ung thư cần tiêu diệt mà không ảnh hưởng đến những tế bào bình thường khác. Từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư đó.
4. Lời khuyên khi điều trị ung thư tuyến tụy
Điều trị ung thư tuyến tụy có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau khi điều trị ung thư tuyến tụy:
– Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng cũng cần lưu ý hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó chịu. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp.
– Đau là một tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư tuyến tụy. Bệnh nhân cần được điều trị giảm đau đầy đủ để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
– Điều trị ung thư tụy có thể gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần được hỗ trợ tâm lý để vượt qua những khó khăn này.
Ung thư tuyến tụy nếu không thể phát hiện sớm sẽ rất khó điều trị. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện tầm soát ung thư định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh, tăng khả năng chữa khỏi bệnh, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe cần được giải đáp, hãy liên hệ tới TCI để được tư vấn tận tình!