Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa mà mọi người thường mắc phải. Viêm loét dạ dày thường gây ra các cơn đau, khó chịu cho bệnh nhân gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy cách giảm đau viêm loét dạ dày là gì để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm đau hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Vài nét khái quát về bệnh viêm loét dạ dày
Trước khi tìm hiểu về cách giảm đau viêm loét dạ dày chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là bệnh ở đường tiêu hóa và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số người khi bị viêm dạ dày thường lầm tưởng đó chỉ là các cơn đau bụng thông thường nên chủ quan bỏ qua. Vì vậy việc nắm rõ về các triệu chứng vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm.
1.1 Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và xuất hiện các vết loét trên bề mặt. Điều này xảy ra do lượng acid trong dạ dày tăng cao, lượng chất nhầy bảo vệ suy giảm. Việc mất cân bằng giữa hai yếu tố khiến dạ dày dễ bị tổn thương.
1.2 Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
– Đau bụng vùng thượng vị, phần trên rốn: Cơn đau có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc dai dẳng trong vài tiếng. Cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ: Thường đau vào ban đêm, lúc bụng đói. Tình trạng dạ dày bị co thắt mạnh khiến người bệnh thấy quặn bụng, khó chịu.
– Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng: Niêm mạc dạ dày bị bào mòn làm tăng tiết acid dẫn đến hình thành vết loét. Tình trạng này gây hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ hơi,… Bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thầy đầy hơi do thức ăn khi đưa vào cơ thể không được chuyển hóa hết mà tích tụ trong dạ dày.
– Rối loạn tiêu hóa: Chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng sẽ khiến hệ tiêu hóa không hoạt động tốt. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
– Mất ngủ: Do các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm nên người bệnh sẽ ngủ không ngon giấc. Sau khi thức dậy nhiều người sẽ khó ngủ lại gây mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống.
2. 7 cách giảm đau viêm loét dạ dày hiệu quả nhanh chóng
Viêm loét dạ dày khiến bệnh nhân thường cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc xung quanh bụng. Nếu cơn đau thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và hoạt động hàng này vì vậy bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn có thể thực hiện một số cách sau để giảm đau tạm thời.
2.1 Chườm ấm
Nước ấm sẽ tác động nhiệt đến vùng bụng giúp máu được lưu thông và tuần hoàn tốt hơn giúp cơn đau thuyên giảm.
– Bạn có thể sử dụng các loại túi chườm để đổ nước nóng vào và chườm lên vùng trên rốn. Biện pháp này giúp hỗ trợ nhanh chóng giảm bớt cơn đau. Nếu không có túi chườm bạn có thể đổ nước ấm vào chai nhựa để lăn lên bụng
– Rang muối nóng và cho vào khăn bọc lại để chườm lên vùng bụng bị đau. Việc này giúp máu lưu thông tới dạ dày tốt hơn sẽ giảm cơn co thắt
2.2 Massage vùng bụng
Bạn đặt hai tay lên vùng bụng rồi xoa theo chiều kim đồng hồ sau đó xoay ngược lại với thời gian tương tự. Phương pháp này có thể kết hợp cùng chườm nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Lưu ý phương pháp này không được thực hiện ngay sau khi ăn hoặc khi bụng còn no.
2.3 Uống nước ấm – Cách giảm đau viêm loét dạ dày
Cơ thể thiếu nước sẽ khiến acid trong dạ dày trào ngược gây ra cơn đau. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nước tham gia vào quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi xuất hiện cơn đau bạn có thể uống ngay một cốc nước ấm để trung hòa dịch vị dạ dày. Duy trì thói quen uống nước ấm vào buổi sáng cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Bạn cũng nên chú ý bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc độc tố. Tuy nhiên bạn không nên uống dồn dập một lúc sẽ khiến dạ dày căng giãn gây đau hơn.
2.4 Sử dụng nước muối loãng
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau cách giảm đau nhờ nước muối loãng. Pha nước ấm với một chút muối sau đó uống từ từ từng ngụm nhỏ. Nước muối có khả năng ức chế vi khuẩn giúp làm sạch dạ dày, giảm co thắt. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận.
2.5 Cách giảm đau viêm loét dạ dày bằng thức ăn khô
Bánh mì có chứa chất bicacbonat có khả năng trung hòa acid dịch vị. Chúng sẽ hút dịch vị dư thừa, hấp thụ acid dạ dày thừa để hạn chế tác động của acid lên vết loét. Khi cơn đau xuất hiện người bệnh nên ăn ngay vài lát bánh mì để giảm đau tức thì. Nếu không có bánh mỳ bạn có thể sử dụng cơm với tác dụng tương tự. Bạn cũng nên bổ sung bánh mì trong bữa ăn hàng ngày để giúp cân bằng dịch vị trong dạ dày.
2.6 Chế độ ăn – cách giảm đau viêm loét dạ dày
Người bị đau dạ dày thường bị khó tiêu, ăn không ngon miệng vì vậy việc ăn gì cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày. Bạn nên ăn các món có khả năng bảo vệ dạ dày, dễ tiêu: Cháo sen, cháo gạo lứt,…hoặc các loại nước ép khoai tây, nước ép bắp cải sẽ hạn chế các cơn đau xảy ra.
2.7 Sử dụng thuốc ức chế dư thừa axit dạ dày
Khi sử dụng các phương pháp giảm đau trên không hiệu quả người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc. Đây là phương pháp giảm đau hiệu quả nhất giúp giảm tiết acid. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh dẫn tới tình trạng dùng thuốc quá liều gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như: Tiêu chảy, táo bón, viêm teo thành dạ dày.
Trên đây là một số cách giảm đau viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ tạm thời, nếu cơn đau không thuyên giảm người bệnh cần tới các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể. Bệnh được điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.