Các bệnh lý về xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ngành nghề nào với mức độ khác nhau tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Theo các chuyên gia y tế, có 5 ngành nghề gây hại nặng nề cho xương khớp mà không phải ai cũng biết.
Menu xem nhanh:
Nhân viên văn phòng
Thực tế cho thấy, nhân viên văn phòng là nghề có nhiều người mắc bệnh lý về cơ xương khớp nhất. Lý do là bởi đặc thù công việc của dân văn phòng là ngồi 8h/ngày, ít vận động, tư thế ngồi làm việc không đúng, cúi quá gần máy tính… gây ảnh hưởng lớn tới hệ xương khớp.
Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở dân văn phòng là thoái hóa cột sống, đau lưng, đau vai gáy, hội chứng ống cổ tay.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở xương khớp, những người làm văn phòng cần áp dụng các biện pháp sau:
- Dành 30 phút tập thể dục vào giữa các buổi làm việc.
- Sau mỗi giờ làm việc có thể ngả người ra ghế và xoay vặn cổ để không bị cứng khớp cổ, cải thiện tình trạng mỏi mắt
- Thường xuyên đứng dậy đi lại hoặc áp dụng các cách giải trí để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress
Lái xe
Người lái xe phải ngồi hàng giờ sau vô lăng, tư thế nhìn thẳng, tập trung, gây áp lực lớn cho lưng, vùng cổ. Tài xế xe còn không có thời gian đi lại, vận động để giãn xương khớp. Vì thế mà nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp ở người lái xe cao.
Theo báo cáo của Trung tâm sức khỏe Allied, tài xế là nghề có tỷ lệ mắc bệnh đau lưng rất cao. Khi cơ thể thiếu vận động, thời gian ngủ nghỉ không hợp lý (hay xuất hiện ở các tài xế lái xe đêm) sẽ gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống.
Để khắc phục tình trạng này, các tài xế lái xe nên luân phiên đổi ca cho nhau. Giữa các chặng đường dài nên dừng lại nghỉ 15-30 phút để hít thở không khí ngoài xe, vận động các cơ xương khớp trong cơ thể để tránh co cứng, mỏi khớp.
Công nhân nhà máy
Những người làm trong các công xưởng sản xuất theo dây chuyền như dệt may, quần áo, giày dép… có thời gian làm việc dài và làm ca (nhất là ca đêm) nên rất hay bị đau nhức xương khớp. Các bệnh lý thường gặp như đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau xương hông, đau khớp khửu tay, khớp gối, khớp cổ…
Cách khắc phục là điều chỉnh lại tư thế làm việc, tập vài động tác xoay và vặn người nhỏ trong giờ giải lao, đổi ca ngày – đêm luân phiên, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống.
Công nhân xây dựng
Hiệp hội Thần kinh cột sống Mỹ xếp nghề xây dựng vào top 10 công việc gây ra các bệnh về lưng như đau lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp. Công nhân xây dựng thường phải đứng lâu, nâng vật nặng không đúng cách, thiên lệch về một bên hoặc sử dụng các loại máy có cường độ rung mạnh như máy khoan… càng dễ bị bệnh xương khớp.
Giải pháp:
- Nên đa dạng hóa hoạt động, không làm một tư thế, động tác trong thời gian dài.
- Phân chia đều trọng lượng khi khuân vác sang 2 bên trái – phải
- Đổi ca luân phiên
Tiểu thương ở chợ
Những tiểu thương bán hàng ở chợ phải dành hàng giờ để đứng hoặc ngồi bán hàng. Diện tích các sạp hàng thường nhỏ nên các tiểu thương thường ít có thời gian và không gian tập luyện, vận động. Việc đứng lên ngồi xuống nhiều, đi lại để lấy hàng sẽ gây ảnh hưởng tới các khớp xương, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
Lời khuyên cho những người bán hàng cần chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa đau lưng trong lao động hàng ngày. Tốt nhất nên vận động, luyện tập thể dục thể thao ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút để cơ thể được chuyển động đúng cách.
Các bệnh lý xương khớp có thể xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Việc chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để kịp thời phát hiện bất thường trong cơ thể.