3 nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị nổi mẩn ngứa có thể bị sốt hoặc không bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ bị sốt và nổi mẩn ngứa khắp người có thể là do các loại vi khuẩn gây ra. Phổ biến hơn cả là những trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ là do đâu và cách điều trị là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi ở bên dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này ở trẻ nhỏ nhé.

1. Trẻ bị nổi mẩn ngứa do nhiễm virus và vi khuẩn

Tình trạng da bị mẩn ngứa rất thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phần lớn là do da trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Các loại vi khuẩn và virus gây hại có thể khiến trẻ bị sốt nổi mẩn ngứa khắp người. Và chúng cũng chính là tác nhân dẫn đến một số căn bệnh sau đây ở trẻ:

1.1. Bệnh ban đào

Bệnh ban đào là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do các loại virus gây ra, thường xảy ra ở những trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 2 tuổi. Căn bệnh này thường khiến cho trẻ sốt rất cao, từ 39 – 41 độ C trong khoảng 3 – 6 ngày rồi sau đó nổi mẩn ngứa khắp người và lan sang vùng cánh tay, cổ và mặt,…

Hiện nay, chưa có khẳng định chính xác nào về thời gian bệnh ban đào kéo dài. Có những trường hợp, trẻ nhỏ sẽ có thể vượt qua sự truyền nhiễm trong suốt khoảng thời gian bị bệnh. Điều này có thể xảy ra ngay cả trước khi bệnh tiến triển.

1.2. Bệnh tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là một dạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra, khiến trẻ nhỏ bị sốt và nổi mẩn đỏ ở khắp người. Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này còn khiến trẻ bị nhức mỏi cơ thể, đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn,…

Tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điển hình như: Sốt thấp khớp cấp, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… Thậm chí hệ thần kinh cũng có thể ảnh hưởng gây rối loạn thần kinh tự miễn.

1.3. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do một số loại virus khác nhau gây ra. Căn bệnh này thường đi kèm với những triệu chứng như đau họng, sốt, khó chịu, biếng ăn,… Sau khi sốt khoảng 1 – 2 ngày, trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa khắp cơ thể, làm xuất hiện những mụn nước ở vùng cổ họng và có đốm đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay, mông hoặc 2 bên bộ phận sinh dục.

trẻ bị nổi mẩn ngứa

Trẻ bị nổi mẩm ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.4. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn là căn bệnh thường xảy ra ở những trẻ nhỏ mới biết đi do virus Parvovirus B19 gây ra tình trạng nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh của ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ từ 4 – 14 ngày.

Ban đầu, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Cụ thể, 2 bên gò má trẻ sẽ nổi ban đỏ, màu da xung quanh tái nhợt. Những ban đỏ thường xuất hiện từ 7 – 10 ngày rồi tự hết. Tuy nhiên chúng vẫn có thể xuất hiện lại nếu da trẻ bị kích thích hoặc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng. Ngoài ra, triệu chứng sốt nghiêm trọng hơn ở giai đoạn này. Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh có thể bị đau, nhức khớp.

1.5. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus Varicella gây ra. Căn bệnh này có thể lây lan một cách nhanh chóng và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi những mụn nước ở trên da. Kèm theo đó, cơ thể sốt cao, mệt mỏi và suy nhược.

Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa do mắc phải những căn bệnh này, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi trẻ nhỏ bị sốt kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, phát ban, đau họng, nôn, khó chịu, biếng ăn,… Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, thủy đậu có thể trở nặng và dẫn đến biến chứng. Rất nhiều trường hợp trẻ mắc thủy đậu kéo theo viêm tai, viêm phổi, viêm thanh quản, …

2. Kem dưỡng da khiến trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ

Kem dưỡng da cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn thương da của trẻ nhỏ. Bởi kem dưỡng da chứa những mùi hương có khả năng gây kích ứng cho làn da trẻ nhỏ. Nhất là khi các bé bị chàm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm về các thành phần kem dưỡng da. Những kem có chứa Phthalates và Paraben có thể gây ra vấn đề về nội tiết tố.

Với làn da khô của trẻ nhỏ, bố mẹ chỉ nên dùng bộ sản phẩm tắm dịu nhẹ. Và để bảo vệ làn cho cho con và tuyệt đối không được chà xát da của bé sau khi tắm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại kem dưỡng da an toàn cho con.

trẻ bị nổi mẩn ngứa

Kem dưỡng da không hợp cũng có thể khiến con bị mẩn ngứa

3. Bột giặt khiến da của trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa

Những hóa chất trong một số loại bột giặt có thể khiến da của trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa khắp người nhưng không làm con bị sốt. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về da ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là với những bé bị chàm.

trẻ bị nổi mẩn ngứa

Sử dụng bột giặt không phù hợp cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa

Để ngăn chặn tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý chọn bột giặt phù hợp. Thành phần bột giặt không chứa mùi nhân tạo, không chứa hóa chất độc hại, thuốc tẩy rửa, thuốc nhuộm. Tốt nhất, bố mẹ nên lựa chọn những loại bột giặt không mùi hoặc có hương chiết xuất thiên nhiên. Các sản phẩm có giấy chứng nhận của các cơ quan uy tín. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải giặt quần áo, khăn tắm và khăn trải giường của con sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ các cặn bột giặt và bụi bẩn trên đó.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các cha mẹ nắm rõ nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị nổi mẩn ngứa. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con, bố mẹ hãy đưa con tới bệnh viện uy tín để thăm khám ngay khi bé bị nổi mẩn ngứa nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital