Rota được biết tới là loại virus gây ra tình trạng viêm dạ dày – ruột cấp dẫn đến tình trạng mất nước do tiêu chảy ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng vacxin rotavirus là giải pháp có hiệu quả trong ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm của loại virus này.
Menu xem nhanh:
1. Vacxin rotavirus giúp phòng bệnh lý nào?
Virus Rota lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa, qua sự tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu bằng đường miệng hoặc hậu môn. Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn do sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Tiêu chảy do virus Rota là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, thường ủ bệnh trong khoảng 2 – 3 ngày và kéo dài trong 5 – 7 ngày. Đặc biệt lo ngại là các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay bằng xà phòng không thể tiêu diệt được loại virus này. Tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu thành công của vacxin rotavirus có thể bảo vệ trẻ khỏi tình trạng tiêu chảy cấp từ những năm tháng đầu đời.
2. Triệu chứng của trẻ khi nhiễm rotavirus
Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên tốc độ lây nhiễm và tấn công nhanh tới hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi virus này xâm nhập được vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và sẽ gây ra một số dấu hiệu ở trẻ như:
– Nôn mửa: Tình trạng này xuất hiện trước và có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần những ngày sau đó.
– Tiêu chảy: Diễn ra sau khoảng 6 – 12 tiếng trước khi xuất hiện triệu chứng nôn. Trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc toàn nước, không có máu, kéo dài trong 3 – 9 ngày.
– Sốt nhẹ (37.7 – 38.5 độ C).
– Đau bụng quặn theo từng cơn.
– Ho kèm theo chảy nước mũi.
Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, mất muối, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
3. Phân loại và liều dùng của các loại vắc xin rota
Hiện nay có 3 loại vacxin rotavirus được sử dụng phổ biến như:
3.1 Vacxin Rotarix
– Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Bỉ.
– Liều dùng: Gồm 2 liều. Liều thứ nhất uống từ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 uống cách liều đầu 4 tuần.
– Nếu liều đầu tiên uống Rotarix thì bắt buộc liều 2 cũng phải uống Rotarix.
3.2 Vacxin Rotateq
– Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ
– Liều dùng: Gồm 3 liều. Liều đầu uống khi trẻ 7,5 – 12 tuần tuổi và các liều cách nhau 4 tuần.
– Lịch uống vắc xin của trẻ phải được kết thúc trước tuần thứ 32.
4. Những lưu ý khi sử dụng vacxin rotavirus
4.1. Thời điểm nên cho trẻ uống vacxin rotavirus
Lứa tuổi hay bị nhiễm virus Rota thường rơi vào trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Lúc này trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh. Vì vậy thời điểm vàng cho trẻ nhỏ uống vacxin rotavirus bắt đầu từ 6 tuần tuổi, giúp tạo ra kháng thể trước giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Thời gian tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và liều cuối cùng tối đa là 8 tháng. Sau khoảng thời gian này, đa số trẻ đã bị nhiễm virus Rota tự nhiên. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm đúng lịch để bảo vệ sức đề kháng của trẻ trong những tháng đầu đời.
4.2. Các đối tượng cần chú ý khi sử dụng vắc xin
Việc sử dụng vắc xin đúng lịch rất cần thiết để bảo vệ sức đề kháng của trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi sử dụng vacxin rotavirus một số đối tượng cần chú ý:
Trường hợp chống chỉ định không dùng vacxin rotavirus:
– Trẻ nhỏ mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào trong vắc xin.
– Trẻ sau khi uống có phản ứng nặng không nên uống liều 2, 3.
– Trẻ có tiền sử lồng ruột không sử dụng loại vắc xin này.
– Không sử dụng vắc xin cho trẻ bị dị tật tại đường tiêu hóa.
– Chống chỉ định đối với trường hợp bé bị tình trạng rối loạn miễn dịch kết hợp.
– Không dùng vắc xin cho trẻ đang bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy…
Các trường hợp nên cân nhắc khi dùng vacxin:
– Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc mắc suy giảm miễn dịch/đang điều trị bệnh.
– Vacxin này có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ nên cần theo dõi sát sao trong vòng 7 giờ sau uống.
– Tham khảo ý kiến khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non, nhẹ cân.
4.3. Cần làm gì trước và sau khi dùng vacxin rotavirus?
Khi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin rotavirus cần lưu ý một số điều sau:
– Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin.
– Ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của bé sau khi uống vắc xin.
– Sau khi uống vắc xin cần theo dõi cẩn thận trong vòng 2 – 3 ngày.
– Nếu trẻ gặp một số tác dụng phụ sau khi uống như tiêu chảy, nôn, đau bụng kéo dài… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý các phản ứng kịp thời.
– Nếu trẻ đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để ngăn ngừa sự tương tác với vắc xin.
– Nếu trẻ vừa được tiêm vắc xin bại liệt cha mẹ không nên cho trẻ tiêm vacxin rotavirus để hạn chế tương tác giữa 2 loại.
Loại vắc xin này có điểm khác biệt hơn với các loại vắc xin khác là sử dụng theo đường uống. Ngoài ra, vắc xin này sẽ có hiệu quả tốt nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi và cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi. Nếu sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này sẽ làm suy giảm hoặc mất hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc và thời điểm để vacxin rotavirus phát huy tốt nhất. Đồng thời cần lưu ý tới phản ứng mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng vắc xin rota và cho trẻ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường nào.
Nếu cha mẹ còn thắc mắc nào khác ngoài những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, hãy gửi câu hỏi hoặc liên hệ ngay tới tổng đài của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp sớm nhất!