Bệnh lý dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. “Có những cách chữa dạ dày như thế nào?” là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết tổng hợp các phương pháp trị bệnh dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo để có phương án điều trị, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đau dạ dày và nguyên nhân
Trước khi tìm hiểu về cách chữa dạ dày bạn nên xác định rõ bệnh dạ dày là gì. Bệnh dạ dày là tình trạng xuất hiện các tổn thương trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Đây là dạng bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa và có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau.
Bệnh đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
– Vi khuẩn HP tấn công dạ dày
– Ăn uống, sinh hoạt không điều độ
– Uống rượu bia, thuốc lá
– Căng thẳng kéo dài
2. Các triệu chứng đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày gây ra nhiều biểu hiện khác nhau. Có người thường bị đau thượng vị, người lại bị chướng bụng, ợ hơi,…Mọi người cần có kiến thức về các dấu hiệu khi mắc bệnh nhằm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
2.1 Đau ở thượng vị
Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc đau bụng dữ dội. Bệnh càng nặng thì mức độ đau càng diễn ra mạnh và thường xuyên hơn. Cảm giác đau tức vùng bụng trên là dấu hiệu điển hình khi bị viêm dạ dày. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc quá đói.
2.2 Cảm giác đầy bụng
Khi bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ bạn sẽ thường cảm thấy đầy bụng sau khi ăn. Bạn cần theo dõi những thay đổi bất thường của cơ thể để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu để kéo dài tình trạng này sẽ khiến bệnh phát triển sang giai đoạn nặng hơn.
2.3 Ợ hơi, ợ chua
Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ, đôi khi ợ ra vị đắng như mật. Hiện tượng này do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi.
2.4 Buồn nôn
Nôn và buồn nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài. Đây là biểu hiện của đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có nguy cơ rách thực quản, làm tổn thương niêm mạc dẫn tới bệnh đau dạ dày.
2.5 Xuất huyết dạ dày
Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới chảy máu dạ dày. Biểu hiện là người bệnh có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh nhân khi gặp triệu chứng này thì nên tới bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý. Người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu: Chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi do mất máu.
2.6 Thay đổi thói quen đại tiện
Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ làm rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy người bệnh sẽ bị thay đổi thói quen đại tiện. Ví dụ lúc trước người bệnh thường đi đại tiện vào một khung giờ cố định thì bây giờ người bệnh có thể buồn đi đại tiện bất cứ lúc nào, không kiểm soát được.
3. Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày
Thực tế đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến vì vậy hiện nay đã có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh dạ dày sẽ được điều trị bằng thuốc. Kết hợp với dùng thuốc là việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng các dược liệu thiên nhiên,….
3.1 Điều trị nội khoa
Người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh như:
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc kháng hoặc giảm acid
– Thuốc nhuận tràng
– Thuốc giảm đau
– Thuốc bảo vệ dạ dày
– Thuốc trung hòa acid
3.2 Thay đổi thói quen ăn uống là cách chữa dạ dày hiệu quả
Tình trạng đau dạ dày có thể được cải thiện tốt bằng việc xây dựng chế độ ăn phù hợp. Người bệnh nên ăn các thực phẩm nhạt ( không chứa muối và gia vị), ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Các thực phẩm chính của chế độ này gồm: Bánh mì nướng, cơm, táo, chuối,…Ngoài ra còn có các thực phẩm bổ sung như: Cà rốt, thịt gà, khoai tây, sữa chua,…
Mặc dù chế độ ăn uống này có khả năng hỗ trợ điều trị đau dạ dày nhưng không nên áp dụng trong thời gian dài vì dễ gây thiếu chất. Bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm trên trong vài ngày sau đó quay về chế độ ăn uống đầy đủ nhóm dinh dưỡng.
3.3 Xoa bóp bụng
Xoa bóp bụng là phương pháp vật lý trị liệu có thể thực hiện tại nhà. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp xoa dịu và làm giảm cơn co thắt.
– Bước 1: Xoa thật nóng 2 lòng bàn tay. Bạn có thể sử dụng thêm vài giọt dầu nóng để tăng hiệu quả
– Bước 2: Áp tay vào bụng và xoa từ trái sang phải và lên xuống
Chỉ nên thực hiện xoa bóp sau ăn 1 tiếng và thời gian thực hiện trong vòng 10 – 15 phút. Không nên xoa bóp sau khi ăn no sẽ khiến dạ dày càng đau hơn.
3.4 Uống nhiều nước
Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề việc uống nước là vô cùng cần thiết. Thiếu nước khiến các hoạt động của hệ tiêu hóa kém hơn và làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Uống nước còn làm giảm tình trạng ợ nóng. Người lớn cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và số lượng ít hơn đối với trẻ em.
3.5 Chườm ấm
Cơn đau ở mức độ nhẹ bạn có thể dùng cách chườm ấm. Nhờ hơi ấm các mạch máu ở vùng thượng vị được giãn ra và giảm sự co bóp. Việc này còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Bạn nên sử dụng nước ấm trong khoảng 50 độ C và chườm trong thời gian 10 tới 20 phút.
3.6 Hít thở đều
Trường hợp bị đau dạ dày do căng thẳng bạn cần hít thở sâu và đều sẽ nhanh chóng giúp giảm đau. Lý do phải hít thở sau là khi này dạ dày sẽ giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins. Endorphins là chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên.
3.7 Không ăn thức ăn khó tiêu
Khi bị đau dạ dày bạn không nên ăn các thực phẩm khó tiêu như: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ ăn có vị chua chứa nhiều acid. Các loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
3.8 Gừng
Bạn có thể chữa đau dạ dày bằng gừng. Gừng có thể ăn tươi hoặc hoặc chế biến cùng thức ăn, uống trà giúp giảm đau bụng. Tuy nhiên chỉ nên dùng gừng ở mức độ vừa phải vì khi sử dụng quá nhiều có thể gây tác dụng phụ: Khó tiêu, đầy bụng.
3.9 Dùng nghệ và mật ong là cách chữa dạ dày hiệu quả
Nghệ và mật ong vốn được biết tới là chất chống viêm tự nhiên giúp giảm đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng bột nghệ hòa tan cùng nước ấm và mật ong để uống. Bạn nên duy trì phương pháp này hàng ngày sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm đi đáng kể.
Mong rằng với những cách chữa dạ dày kể trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao tính hiệu quả.