Xuất huyết võng mạc cần điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Xuất huyết võng mạc tùy mức độ có thể gây ảnh hưởng tới thị lực hiện tại và lâu dài của người bệnh. Vì thế, việc nắm được các dấu hiệu nhận biết của bệnh và đưa người bệnh đi khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

1. Xuất huyết võng mạc có nguy hiểm không?

Xuất huyết võng mạc cần điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng-1

Xuất huyết võng mạc không được phát hiện, điều trị sớm dễ biến chứng nguy hiểm

Xuất huyết võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý mạch máu võng mạc. Biến chứng này xảy ra khi máu không chảy vào trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc, khiến người bệnh đột ngột nhìn mờ, mắt đỏ và đau. Số lượng và vị trí xuất huyết sẽ quyết định tình trạng bệnh nhân bị nhìn mờ ít hay nhiều.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng xuất huyết ra ngoài võng mạc. Trong đó, phổ biến nhất là do các bệnh về mạch máu của võng mạc, ví dụ như: tiểu đường, cao huyết áp, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, chấn thương mắt…

Bệnh nhân gặp phải biến chứng xuất huyết ngoài võng mạc cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh bị xuất huyết ra ngoài võng mạc:

– Xuất huyết dịch kính gây giảm thị lực nhanh chóng;

Tăng nhãn áp mạch máu gây suy giảm thị lực nhanh chóng và tiềm ẩn nguy cơ mù lòa cao;

– Xơ hóa mô dưới hoặc tăng sinh xơ mạch ống kính;

– Tân mạch hắc võng mạc làm xuất hiện thêm nhiều mạch máu tại hắc mạc, rất dễ vỡ khiến tình trạng xuất huyết dưới võng mạc thêm nặng hơn.

– Nặng nhất biến chứng này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

2. Dấu hiệu nhận biết biến chứng xuất huyết ngoài võng mạc

Bệnh chảy máu ngoài võng mạc có thể nhận biết dựa trên các triệu chứng bao gồm:

– Người bệnh cảm thấy mắt bị nhìn mờ, đỏ, cảm thấy đau nhức. Khi nhìn có cảm giác như thấy ruồi bay, mạng nhện hoặc thấy màu đỏ hay sương mù, bóng tối phủ lên tầm nhìn ngoại vi của mình;

– Tầm nhìn người bệnh bị bóp méo;

– Một số trường hợp người bệnh cảm thấy đột ngột mất thị giác.

3. Những đối tượng dễ gặp phải biến chứng xuất huyết ngoài võng mạc

Trẻ sơ sinh là đối tượng có thể bị xuất huyết tại võng mạc-2

Trẻ sơ sinh là đối tượng có thể bị xuất huyết tại võng mạc

Xuất huyết võng mạc hay gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu võng mạc, nhất là những đối tượng sau:

– Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non: Đây là nhóm đối tượng có hệ mạch máu non nớt hơn, gia tăng nguy cơ vỡ mạch máu và dẫn tới xuất huyết tại võng mạc;

– Người bị tắc tĩnh mạch võng mạc: Khi bị tắc tĩnh mạch võng mạc, áp lực sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ vỡ mạch máu và xuất huyết tại võng mạc;

– Người mắc bệnh tiểu đường: Đây là đối tượng hay gặp các vấn đề về mạch máu, nhất là rò rỉ, tắc nghẽn mạch máu. Bệnh nhân tiểu đường sẽ có khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu kém, dẫn tới thiếu máu và tăng nguy cơ xảy ra tổn thương võng mạc;

– Người bị tăng huyết áp: Đây là đối tượng dễ gặp biến chứng về mạch máu, hệ quả thường gây tổn thương, chảy máu tại mạch máu nhỏ trong võng mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt.

4. Cách điều trị và phòng ngừa xuất huyết tại võng mạc

4.1 Điều trị

Xuất huyết võng mạc

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bất thường nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt sớm

Biến chứng chảy máu võng mạc có thể thấy rõ khi bệnh nhân được bác sĩ thăm khám lâm sàng và cho tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết: siêu âm mắt, xét nghiệm mắt, chụp huỳnh quang… Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Trường hợp chảy máu võng mạc không do chấn thương hay mắc phải các bệnh lý khác đi kèm, bệnh nhân có thể dễ dàng khỏi bệnh sau vài tuần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài những thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm các vitamin A, B, C, E hay bổ sung omega-3 từ dầu cá… Mục đích giúp các mạch máu bị tổn thương có thể nhanh hồi phục.

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị theo nguyên nhân gây chảy máu võng mạc. Đồng thời chỉ định thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ như:

– Sử dụng thuốc steroid nếu bệnh nhân có tình trạng thoái hóa điểm vàng;

– Sử dụng phương pháp laser để hỗ trợ điều trị chảy máu tại võng mạc;

– Sử dụng tiêm nội nhãn nếu cần;

– Sử dụng phương pháp phẫu thuật vi mạch máu.

Ngoài ra, nếu trường hợp bệnh nhân chảy máu tại võng mạc bị ảnh hưởng thị lực, các bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra, đánh giá tình trạng và xem xét cho điều trị bằng phương pháp hấp thu nhanh máu xuất huyết.

4.2. Một số biện pháp phòng ngừa chảy máu võng mạc

Đa số trường hợp chảy máu võng mạc nhẹ đều không quá nguy hiểm, thế nhưng vẫn để lại những tổn hại tới cơ quan mắt. Do đó, mỗi chúng ta nên nâng cao biện pháp bảo vệ mắt, phòng ngừa nguy cơ chảy máu tại võng mạc:

– Phụ nữ mang thai nên đảm bảo dinh dưỡng tốt để ngừa nguy cơ chảy máu võng mạc cho trẻ sơ sinh;

– Trẻ sơ sinh nên được theo dõi cẩn thận, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về mắt;

– Các bệnh nhân có tiền sử huyết áp, tiểu đường nên cẩn trọng, nên thiết lập thói quen thể dục đều đặn, lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt bệnh và ngừa nguy cơ chảy máu võng mạc;

– Bệnh nhân có bệnh lý về mắt nên duy trì khám mắt định kỳ, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tăng nặng gây biến chứng nguy hiểm.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài vì việc này có thể gây khô và hại mắt. Tốt nhất bạn nên cho mắt được nghỉ ngơi một chút sau mỗi 45 phút làm việc hay học tập liên tiếp với cá thiết bị điện tử.

Biến chứng xuất huyết võng mạc gây nhiều ảnh hưởng tới thị giác của người. Trường hợp nặng, biến chứng này có thể khó hồi phục chức năng tiếp nhận ánh sáng của võng mạc, thậm chí là mù lòa. Do đó, khi phát hiện mắt có triệu chứng bất thường, nghi ngờ chảy máu võng mạc, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa mắt như Thu Cúc TCI, để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital