Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Khánh Hồng

Bác sĩ Nội Khoa

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là một trong những bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách. Bài viết dưới đây giúp tìm hiểu về căn bệnh này.

1. Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới

1.1. Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa chảy vào trong lòng ống tiêu hóa. Vị trí xuất huyết tiêu hóa  thường nằm tại phần trên ống tiêu hóa, vị trí từ thực quản đến góc Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trênrất phổ biến chiếm  hơn 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên gồm:

  • Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Do hội chứng Mallory Weiss gây ra các vết rách niêm mạc dạ dày – thực quản.
  • Ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
  • Một số biến chứng của các bệnh gan mật như: Sỏi mật, sán lá gan…
  • Do Polyp dạ dày và một sốdị dạng mạch máu.

Các yếu tố nguy cơ gồm:

  • Yếu tố thời tiết.
  • Các bệnh lý đường hô hấp đặc biệt là cảm cúm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, các thuốc corticoid,…
  • Căng thẳng, stress, tức giận…

Khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh sẽ có các triệu chứng dưới đây:

Nôn ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa.

Nôn ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa.

-Nôn ra máu

-Đi ngoài ra máu, phân đen có mùi thối khắm

-Đau bụng

-Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam

-Vã mồ hôi, da trắng bệch, niêm mạc nhợt nhạt…

-Hạ huyết áp, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt

-Vật vã, mệt, li bì…

1.2. Xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới có tỉ lệ mắc chiếm khoảng 20% trong số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Vị trí xuất huyết thường xảy ra từ góc Treitz đến vị trí hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa dưới thường có nguồn gốc từ đại trực tràng đến ruột non.

Xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Tuổi càng cao, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa dưới càng lớn. Một số bệnh lý có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới gồm:  Viêm túi thừa và các bệnh lý túi thừa, các bệnh lý về mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm tại hậu môn, thiếu máu cục bộ, bệnh trĩ, bệnh đường ruột, chảy máu sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày, loét Dieulafoy, bệnh lý đại tràng do dùng NSAID, các bệnh lý do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng…

So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường có ít triệu chứng hơn. Bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng chính như: Đi ngoài ra máu tươi hoặc có phân đen, dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, đau âm ỉ và kéo dài vùng bụng dưới…

Khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện càng sớm càng tốt.

Khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo, khi có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được thăm khám, làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa và được cấp cứu điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

2. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới như thế nào?

-Nhập viện ngay khi có các triệu chứng để được cấp cứu kịp thời, đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

-Hợp tác cùng bác sĩ trong việc thăm khám, điều trị, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chăm sóc, nghỉ ngơi, tập luyện.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.

-Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh. Sau khi đã xác định được vị trí xuất huyết tiêu hóa, mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng một số phương pháp chính như: Điều trị cầm máu; điều trị nội soi kết hợp chiếu laser; điều trị bằng phẫu thuật với các trường hợp polyp dạ dày gây chảy máu và các trường hợp can thiệp nội khoa không có kết quả; những trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể truyền Vasopressin để giảm áp lực tĩnh mạch, đặt băng ép Sengstaken, linton nachlass, blacker – more; điều trị dự phòng hôn mê gan…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital