Xuất huyết não là bệnh lý nguy hiểm thường tiến triển bất ngờ gây biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy xuất huyết não ai dễ mắc và biện pháp phòng ngừa là gì?
Menu xem nhanh:
1. Xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?
Xuất huyết não là hiện tượng xảy ra khi mạch máu nằm trong não bị vỡ khiến máu tràn vào các nhu mô não, tăng áp lực đột ngột trong não xung quanh khối máu tụ, có thể gây tình trạng mất ý thức, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não.
Xuất huyết não còn gọi là xuất huyết nội sọ là một dạng đột quỵ não, xảy ra đột ngột và dữ dội, khi một mạch máu trong não bị vỡ tràn vào mô não, khiến tăng áp lực lên các mô xung quanh, khiến các tế bào não chết đi.
Nếu bệnh nặng, lượng máu chảy vào não nhiều sẽ dẫn đến hôn mê sâu, nhịp thở và nhịp tim rối loạn và phần lớn các bệnh nhân trong trường hợp này sẽ bị tử vong sau 48 giờ. Những bệnh nhân may mắn, có cơ hội sống sót sau khi bệnh khởi phát, thường sẽ chịu những di chứng xuất huyết não nặng nề.
Tại Việt Nam có hơn 200000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và hơn 90% số bệnh nhân bình phục sau đột quỵ phải hứng chịu những biến chứng xuất huyết não về thần kinh và vận động.
2. Xuất huyết não ai dễ mắc?
Xuất huyết não thường xuất hiện đột ngột gây biến chứng nguy hiểm. Không hẹn mà đến, xuất huyết não khiến nhiều người trở tay không kịp. Vậy bệnh xuất huyết não ai dễ mắc phải? Theo các nghiên cứu cho thấy người mắc một số bệnh lý dưới đây thường có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não cao hơn như:
– Càng cao tuổi càng dễ xảy ra xuất huyết não.
– Đàn ông có nguy cơ mắc phải đột quỵ cao hơn phụ nữ
– Người bệnh huyết áp cao
– Người bệnh đái đường (tiểu đường)
– Xơ vữa hệ động mạch là nguyên nhân chính dẫn đến xuất huyết não
– Người bệnh tăng mỡ (cholesterol) ở trong máu cao kéo dài
– Người mắc bệnh lý tim mạch
– Hút thuốc lá và uống nhiều rượu thường xuyên
– Béo phì, ít vận động,…
3. Làm thế nào để phòng ngừa xuất huyết não?
Để phòng ngừa bệnh xuất huyết não, những người có nguy cơ cao (kể trên) cần thường xuyên tiến hành kiểm tra huyết áp, thăm khám định kỳ để phát hiện các xáo trộn trong cơ thể.
Duy trì việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và hạn chế tối đa việc chịu căng thẳng trong cuộc sống.
Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể tăng cân quá nhiều.
Tránh thu nạp các thực phẩm thiếu lành mạnh, chứa chất kích thích như rượu, bia…; tăng cường thu nạp rau xanh, trái cây…. để căn bệnh xuất huyết não không có cơ hội ghé thăm.
Tăng cường vận động để mạch máu dẻo dai hơn.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.