Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Nó lây lan thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Bệnh chưa có vacxin phòng tránh. Để chẩn đoán chính xác sốt xuất huyết người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu. Vậy Xét nghiệm sốt xuất huyết là xét nghiệm nào?
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường khởi phát sau 3-6 ngày từ khi bị muỗi truyền virus. Bệnh không diễn tiến từ sốt nhẹ rồi mới chuyển lên sốt cao, mà ngay khi sốt đã rất cao (39 – 40 độ C). Bên cạnh đó người bệnh có có triệu chứng mỏi các cơ, khớp; nôn mửa; ít có triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp; ở trẻ em có thể kèm đau bụng, rát họng. Sau đó, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da.
Dấu hiệu gợi ý bệnh chuyển nặng đó là người bệnh bị đau bụng và nôn ói nhiều, sốc, tay chân lạnh, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, đi cầu phân đen do xuất huyết nội tạng…
2.Xét nghiệm sốt xuất huyết là xét nghiệm nào?
Để chẩn đoán chính xác sốt xuất huyết xét nghiệm máu là điều cần thiết. Các xét nghiệm giúp xác định sốt xuất huyết bao gồm:
- Xét nghiệm NS1Ag: giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu của bệnh.
- Xét nghiệm Dengue IgM & IgG: phát hiện xuất huyết trong 3 – 5 ngày của bệnh.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đầy đủ các xét nghiệm trên, giúp người bệnh phát hiện SỚM sốt xuất huyết. Điều trị sốt xuất huyết Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có nhiều lợi ích:
- Thủ tục nhanh chóng
- Chẩn đoán chính xác.
- Áp dụng phác đồ điều trị sốt xuất huyết chuẩn do Bộ Y tế ban hành.
- Phục vụ tận tình, mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
- Áp dụng thanh toán BHYT theo quy định của nhà nước.
3. Một số lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết
Hiện tại, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Người mắc sốt xuất huyết nhẹ có thể nghỉ ngơi và được chăm sóc tại nhà. Người bệnh nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, bù nước, điện giải bằng đường uống từ nước đun sôi, sữa, dung dịch oresol, nước trái cây… Người nhà cần chú ý chăm sóc, theo dõi bệnh nhân lúc sốt cao và ngay khi có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết hoặc diễn biến tăng nặng phải kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Người bệnh chỉ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, không uống Aspirin và Ibuprofen do 2 loại thuốc này cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, khiến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, tuyệt đối không dùng Aspirin và Ibuprofen khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.