Theo thống kê, có tới 60 – 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn Hp, đây là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày – tá tràng nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày. Do đó, việc hiểu rõ xét nghiệm H.pylori là gì sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phát hiện và phòng ngừa loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan chung về xét nghiệm H.pylori
1.1. Định nghĩa xét nghiệm H.pylori là gì?
Vi khuẩn H.pylori được tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm nguy cơ có khả năng gây ung thư ở người và khuyến cáo mọi người nên tiêu diệt nó để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 47 – 50% dân số trên toàn thế giới nhiễm vi khuẩn Hp. Trong đó, các nước đang phát triển tại khu vực đông nam châu Á – nam Á, châu Phi, trung Mỹ và nam Mỹ, có tỷ lệ người nhiễm vào khoảng từ 50 – 70%. Còn các nước phát triển thuộc khu vực Australia, Tây Âu – Bắc Mỹ và New Zealand có tỷ lệ nhiễm tương đối thấp.
Để xác định bản thân mình có đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori không thì bạn nên thực hiện phương pháp test Hp nhằm có kết quả chính xác nhất. Một trong số các phương pháp đó chính là xét nghiệm H.pylori (xét nghiệm Hp). Trên thực tế, không phải ai cũng biết hết về loại xét nghiệm này.
Vi khuẩn H.pylori là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu ở trong môi trường acid dạ dày và có thể tiết ra men urease. Loại men này sẽ có khả năng giúp trung hòa acid, tạo môi trường phù hợp và không để acid dạ dày tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, xét nghiệm Hp sẽ giúp tìm kiếm được vi khuẩn Hp có trong dạ dày hay không từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh cho phù hợp.
1.2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm H.pylori là gì?
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm loét dạ dày nhưng không phải ai cũng xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ và không phải tất cả trường hợp đều cần xét nghiệm HP. Ngoài ra, không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị viêm loét, tổn thương dạ dày – tá tràng, bởi nhiều trường hợp vi khuẩn này cùng hoạt động và giúp dạ dày tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khác.
Cụ thể với một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp xét nghiệm Hp:
– Người có tiền sử bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
– Người đã từng điều trị ung thư dạ dày hoặc có u lympho liên quan đến niêm mạc đường tiêu hóa.
– Người bị thiếu máu, thiếu sắt không rõ lý do hoặc bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
– Người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh ung thư dạ dày.
– Người thường phải sử dụng aspirin hoặc NSAID điều trị trong thời gian dài…
Như vậy, những đối tượng trên có nguy cơ bị vi khuẩn HP tiến triển, tỷ lệ mắc bệnh cao hoặc bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng nặng cần điều trị loại bỏ vi khuẩn HP mới nên tiến hành phương pháp xét nghiệm này.
2. Một số phương pháp xét nghiệm H.pylori là gì?
Dựa vào tình trạng cụ thể và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn một trong các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP:
2.1. Phương pháp xét nghiệm phân giúp tìm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp nếu xuất hiện ở trong dạ dày sẽ được cơ thể tiến hành thải trừ đều đặn qua phân. Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn HP bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp các bác sĩ phát hiện vi khuẩn Hp có ở trong phân một cách chính xác. Đây cũng là xét nghiệm được ưu tiên sử dụng trong việc giúp đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn Hp gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng.
Mặc dù quá trình thực hiện tương đối dễ dàng với người bệnh, kết quả test khá chính xác, chi phí hợp lý nhưng xét nghiệm này không cho ra kết quả nhanh chóng nên đôi khi gây nên sự bất tiện. Cùng với đó, việc lấy phân của bệnh nhân đi xét nghiệm cũng tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến việc vệ sinh, sự tiện lợi cho cả người bệnh và đội ngũ kỹ thuật viên.
2.2. Phương pháp xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn Hp
Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ tiến hành sản sinh ra kháng thể kháng Hp, loại kháng thể này có trong máu và có khả năng phát hiện được bằng phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể trong máu. Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn Hp là phương pháp phổ biến và có mặt ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh, thành phố ở trên cả nước.
Tuy nhiên, đây không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện bởi khả năng cho ra kết quả dương tính giả là khá cao. Nguyên nhân bởi vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều khu vực khác nữa và cũng làm cho xét nghiệm máu bị dương tính như: các xoang, khoang miệng, đường ruột nhưng lại hoàn toàn không gây nên bệnh. Lý do thứ hai là tuy vi khuẩn Hp trong dạ dày bị tiêu diệt hết, bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn nhưng kháng thể kháng Hp vẫn còn lưu lại trong máu nhiều tháng tới, thậm chí là một vài năm sau đó. Vì vậy, chỉ những cơ sở y tế không có phương pháp test Hp nào khác mới phải thực hiện loại xét nghiệm này.
Bên cạnh phương pháp xét nghiệm Hp, bạn cũng có thể test Hp bằng các phương pháp khác với độ chính xác cao như qua nội soi hoặc qua hơi thở,… Mỗi phương pháp này sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau bởi vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thực hiện loại xét nghiệm phù hợp nhất cho bạn.
Để có cơ thể khỏe mạnh, không lây nhiễm bệnh cho cộng đồng thì mọi người cần chú ý thăm khám định kỳ nhằm kịp thời phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời.