Xét nghiệm bệnh lậu cho biết một người có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm các vi khuẩn gây bệnh qua phân tích dịch cơ thể hoặc mẫu nước tiểu.
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, thường gặp ở cả nam và nữ nhưng triệu chứng khác nhau ở từng giới. Cụ thể như sau:
– Ở nữ giới: có thể gặp phải các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu, chảy mủ niệu đạo. Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa vùng kín, đau khi quan hệ tình dục. Âm hộ bị sưng viêm, tiết dịch khí hư ra nhiều hơn bình thường. Có một số trường hợp còn bị đau vùng xương chậu và buồn nôn.
– Ở nam giới: lỗ niệu đạo sưng đỏ, ngứa đau, kèm theo chảy mủ màu vàng hoặc xanh đậm, tiểu buốt, tiểu nhiều lần và tiểu ra máu.
Khi phát hiện có các triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
Mục đích của việc thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu
– Xác định liệu bệnh lậu có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, ngứa hậu môn, chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, tiết dịch bất thường từ dương vật hoặc âm đạo.
– Tầm sóat cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh lậu. Bởi vì bệnh thường không có triệu chứng cảnh báo sớm nên việc tầm soát rất quan trọng. Theo khuyến cáo của một số tổ chức y tế, các đối tượng sau nên xét nghiệm tầm soát bệnh lậu thường xuyên:
+ Tất cả chị em phụ nữ từ 24 tuổi trở lên hoặc trẻ hơn, đã quan hệ tình dục.
+ Những phụ nữ mang thai có nguy cơ phát triển bệnh lậu. Điều trị phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ.
– Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu nghi ngờ bị lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ.
Trong một số trường hợp, các xét nghiệm được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Trước khi thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu
Trước khi thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu cần lưu ý không đi tiểu trong khoảng 2 giờ khi lấy mãu nước tiểu. Phụ nữ không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo, thuốc trong ít nhất 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Các xét nghiệm bệnh lậu
Có rất nhiều xét nghiệm thích hợp để chẩn đoán bệnh lậu. Mẫu xét nghiệm được lấy từ các cơ quan bị nhiễm như cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn hoặc họng, sau đó được gửi đến phòng xét nghiệm phân tích. Lậu hiện diện ở cổ tử cung hoặc niệu đạo có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm nước tiểu. Nhuộm Gram là một phương pháp xét nghiệm nhanh tìm vi khuẩn lậu.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu
Với những người nghi ngờ mắc bệnh lậu, nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm cho biết người bệnh đã mắc bệnh lậu, người bệnh không quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. “Đối tác” quan hệ tình dục của người bệnh cũng cần phải kiểm tra và điều trị.
Ngoài ra bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, chẳng hạn như HIV.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh lâu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.