Viêm tiết niệu cấp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành viêm tiết niệu mãn tính để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Vậy cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1.Viêm tiết niệu cấp là gì?
Viêm tiết niệu cấp xuất hiện khi các cơ quan của hệ tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang,… bị viêm nhiễm. Các cơ quan này bị các vi khuẩn tấn công khiến chúng bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.
Bệnh viêm tiết niệu cấp có thể gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này nhiều hơn ở nam giới, do cấu trúc niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn ở nam giới. Vì vậy, phụ nữ thường dễ mắc bệnh này hơn đàn ông.
2.Nguyên nhân chính gây bệnh
Đối với nữ giới:
– Nhiễm khuẩn do vi khuẩn E.coli
– Cấu tạo niệu đạo ngắn: niệu đạo nữ giới gần hậu môn, thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập.
– Vệ sinh vùng kín không đúng cách: tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
– Dị ứng với băng vệ sinh: việc lựa chọn băng vệ sinh phù hợp là rất cần thiết. Nếu băng vệ sinh gây kích thích cũng dễ khiến chị em phụ nữ mắc bệnh viêm tiết niệu.
Đối với nam giới:
Tương tự như nữ giới, bệnh nhân bị viêm tiết niệu nguyên nhân chính là do vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, còn liên quan đến một số nguyên nhân khác như:
– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: đặc biệt sau khi quan hệ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
– Quan hệ không an toàn: quan hệ bừa bãi, tác nhân gây viêm nhiễm các bệnh về nam khoa, trong đó có viêm tiết niệu.
– Thói quen sinh hoạt: nhịn tiểu, uống ít nước, thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…tạo cơ hội cho các chất cặn bã lắng đọng hình thành sỏi và gây viêm.
3.Một vài biểu hiện điển hình của căn bệnh này
3.1. Biểu hiện viêm tiết niệu cấp ở nam giới
– Rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu rất ít, không chỉ thế còn có cảm giác đau rát khi tiểu.
– Xuất hiện bất thường trong nước tiểu: nước tiểu có mùi tanh, xuất hiện mủ hoặc máu, nước tiểu vàng đục.
– Vùng tiết niệu ngứa, đau rát: đây là triệu chứng rất nặng, khi xuất hiện biểu hiện này bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay.
– Niệu đạo có một số bất thường như: ngứa, sưng đỏ
– Lỗ sáo chảy mủ: dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh lậu, mủ có màu xanh hoặc vàng, đôi khi lẫn cả máu.
3.2. Biểu hiện viêm tiết niệu cấp ở nữ giới
– Tiểu nhiều lần, tiểu liên tục, nhưng lượng nước tiểu rất ít.
– Đau rát mỗi lần đi tiểu.
– Xuất hiện bất thường trong nước tiểu: nước tiểu có mùi khai nồng, xuất hiện mủ hoặc máu, nước tiểu đục.
– Đau lưng, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục
– Ngoài ra, phụ nữ còn xuất hiện những triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn…
4.Viêm tiết niệu cấp có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể sẽ rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh, để lại một số biến chứng như:
– Gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.
– Có thể gây suy thận nếu tình trạng này kéo dài
– Vi khuẩn tấn công vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết, mất máu dẫn tới tử vong
– Một số loại vi khuẩn có thể tấn công gây tổn thương cơ quan của hệ sinh dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí dẫn tới vô sinh.
5.Chẩn đoán viêm tiết niệu cấp ở người bệnh
– Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện các tế bào cũng như xác định các loại vi khuẩn có trong nước tiểu.
– Xét nghiệm cấy vi khuẩn: xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
– Nội soi bàng quang: nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát, bác sĩ sẽ sử dụng một ống sonde dài, mỏng có gắn máy quay (camera) ở phía đầu để kiểm tra chi tiết bên trong vùng niệu đạo và bàng quang của người bệnh
6.Viêm tiết niệu cấp có thể chữa trị khỏi hay không?
Bệnh viêm tiết niệu cấp hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu bạn phát hiện sớm, có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có thể điều trị viêm tiết niệu cấp bằng một số phương pháp như:
6.1. Điều trị viêm tiết niệu cấp bằng thuốc
Phương pháp này được áo dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ chưa xuất hiện biến chứng. Loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tiết niệu cấp là thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn.
Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc đòi hỏi bệnh nhân cần phải kiên trì, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hạn chế của phương pháp này là đòi hỏi nhiều thời gian và có thể bị tái phát trở lại.
6.2. Điều trị viêm tiết niệu cấp bằng phẫu thuật
Nếu bệnh đã xuất hiện những biến chứng như áp xe thận, thận mủ,…và không thể điều trị bằng thuốc thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất được các bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân cần thăm khám cụ thể tại bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo việc điều trị diễn ra hiệu quả và an toàn.
7.Nên làm gì khi mắc bệnh viêm tiết niệu cấp
Ngoài việc điều trị nguyên nhân và triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị của người bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần lưu ý một số điều để có chế độ dinh dưỡng hợp lý như:
– Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quả kiwi…sẽ tăng sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Các loại hạt, vừng, dầu dừa,…những thực phẩm chứa nhiều vitamin E hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị viêm.
– Để tăng yếu tố bảo vệ cho hệ tiêu hóa và sản sinh các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bệnh nhân nên ăn bổ sung các loại men tiêu hóa hoặc các loại sữa chua uống.
– Một số loại trà có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh như trà gừng, trà bạc hà,…
– Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
– Bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng khác từ việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe…để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là một số thông tin rất hữu ích về bệnh viêm tiết niệu cấp. Hi vọng mỗi người sẽ tự có ý thức phòng bệnh và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để nhanh chóng đẩy lùi và phòng chống những tác hại nguy hiểm của nó.