Viêm tai ngoài có mủ là chứng viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus đã bị tiến triển nặng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị phương pháp điều trị dứt điểm bệnh đơn giản, mang lại hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Viêm tai ngoài có mủ gây nguy hiểm như thế nào?
Viêm tai ngoài có mủ là tình trạng ống tai ngoài bị viêm nhiễm trùng nặng, xuất hiện chảy dịch mủ. Thông thường, viêm tai ngoài chỉ tác động một bên tai, nhưng cũng có trường hợp là cả 2 bên tai.
1.1. Biến chứng nguy hiểm của viêm tai ngoài có mủ
Bạn nên chủ động để ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thời điều trị. Khi mắc chứng viêm tai ngoài thường có những biểu hiện sau:
– Ù tai hoặc thi thoảng nghe thấy những âm thanh bên trong
– Đau tai nhẹ
– Xung quanh tai bị ngứa
– Biểu bì da quanh tai bị bong tróc, đóng vảy
– Sưng đau ở vùng cổ
– Sốt nhẹ
– Thính giác bị ảnh hưởng
Tuy nhiên, viêm ống tai ngoài không thể tự khỏi nếu như bạn không điều trị dứt điểm mà cứ mặc kệ tình trạng diễn biến. Như vậy, tai sẽ nhiễm trùng nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.
– Hình thành ổ áp xe: Tình trạng viêm nhiễm nặng rất có khả năng lan sang các bộ phận khác. Bệnh nhân cần phải được hút mủ ra ngoài ngay lập tức.
– Thu hẹp ống tai: Điều này sẽ gây ra tình trạng mất thính giác tạm thời, nghiêm trọng hơn là điếc vĩnh viễn.
– Thủng màng nhĩ: Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ làm thủng màng nhĩ của người bệnh.
– Viêm tai ngoài ác tính: Khi mắc viêm tai ngoài ác tính sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không can thiệp kịp thời.
1.2. Phân biệt viêm tai ngoài và viêm tai giữa
Viêm tai ngoài và viêm tai giữa thường có những biểu hiện giống nhau là đau tai và xuất hiện dịch chảy mà nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
– Viêm tai ngoài: Nhiễm trùng tai ngoài có thể bắt đầu do kích ứng với những vật thể lạ xâm nhập vào tai như bông gòn, móng tai bẩn, nước… Các triệu chứng thông thường sẽ là ngứa, hơi đau, sưng phù.
– Viêm tai giữa: Bệnh này thường gây ra bởi virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ống tai khi cơ thể người suy giảm hệ miễn dịch. Những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hay cổ họng thường dẫn đến viêm nhiễm tai giữa.
Hầu hết các biến chứng của viêm ống tai đều ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của chúng ta. Việc tích tụ các chất lỏng, dịch mủ lâu ngày có thể khiến thính giác bị mất đi hoặc thậm chí là điếc vĩnh viễn.
2. Phương pháp điều trị viêm tai ngoài có mủ đơn giản – hiệu quả
Thay vì phụ thuộc vào thuốc kháng sinh có hại cho dạ dày và gan của mình, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian y học cổ truyền để trị dứt điểm viêm tai ngoài có mủ mà không sợ các tác dụng phụ.
Dùng lá mơ lông
Chọn lá mơ lông to và đem rửa sạch bằng nước muối, hơ qua lửa cho đến khi mềm nhũn, sau đó vò nát và nhét vào lỗ tai. Lưu ý là không nhét quá sâu sẽ gây tắc ống tai.
Lá mơ lông được xem là thảo dược quý giá giúp giải độc, diệt khuẩn và thanh nhiệt thanh phế, lại an toàn, lành tính.
Dùng lá hẹ
Mang lá hẹ đi rửa sạch, để ráo nước, rồi đem xay nhuyễn chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt đã lọc đó nhỏ vào tai 2-3 lần mỗi ngày. Lặp đi lặp lại cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Lá hẹ từ lâu được dùng để làm giảm đau, tiêu tán độc và hoạt huyết.
Những mẹo dân gian trên tuy an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng, nhưng lại không thể chữa trị dứt điểm triệu chứng và chỉ có tác dụng nhất thời trong thời gian ngắn, không điều trị tận gốc. Bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng.
3. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc viêm tai ngoài có mủ
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới người mắc viêm tai ngoài chảy mủ. Việc tuân thủ thực đơn khoa học sẽ rút ngắn thời gian điều trị.
– Tránh ăn các thực phẩm khô như hoa quả sấy, bánh quy hoặc kẹo cao su. Nhóm thực phẩm khô thường làm tăng hoạt động cơ hàm và hạn chế quá trình hồi phục loa tai.
– Tránh ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
– Các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.
Bạn nên:
– Bổ sung vitamin A, C có trong các thực phẩm xanh như cà rốt, cà tím, các loại rau…
– Thực phẩm giàu kẽm và chứa omega
– Uống nhiều nước lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và làm loãng dịch mủ.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học thì chủ động thăm khám sức khỏe để biết hướng điều trị và chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó tránh tình trạng bệnh tái phát.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh viêm ống tai ngoài chảy dịch.