Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hà Quang Luật

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan. Đây là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra trong ổ bụng.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là gì?

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra tại ổ bụng. Đây là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan và phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Sự có mặt của nhiễm trùng được thể hiện bằng kết quả cấy vi khuẩn dịch cổ trướng (+) và tăng số lượng bạch cầu đa nhân trong dịch cổ trướng.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra tại ổ bụng.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra tại ổ bụng.

Các triệu chứng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Nôn ói
  • Rối loạn ý thức
  • Xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng thường không rầm rộ thậm chí còn không có biểu hiện. Do đó, để chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, người bệnh cần được làm xét nghiệm đếm số lượng tế bào và nuôi cấy dịch cổ trướng. Xét nghiệm dịch cổ trướng bằng  que thử esterase bạch cầu (dùng que thử nước tiểu). Đây là phương pháp giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Que thử có độ nhạy cảm cao không chỉ giúp phát hiện chính xác bệnh mà còn giúp loại trừ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát.

Đau bụng là một trong những triệu chứng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát.

Đau bụng là một trong những triệu chứng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát.

Nguyên nhân gây viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát

– Sự rối loạn hệ vi khuẩn của ruột.

– Xơ gan.

-Vi khuẩn trong lòng ruột đi qua thành ruột và sống quần cự tại hạch mạc treo.

-Vi khuẩn xuất hiện trong dịch cổ trướng.

-Nhiễm trùng tiết niệu.

– Nhiễm trùng phế cầu.

-Viêm mô tế bào, viêm họng, nhiễm trùng răng…

-Nồng độ protein toàn phần dịch cổ trướng

-Có các đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát từ trước.

-Nống độ bilirubin toàn phần huyết thanh trên 42,75 μmol/L.

-Suy dinh dưỡng.

-Dùng thuốc ức chế bơm proton.

-Chảy máu phình tĩnh mạch…

Để biết chính xác nguyên nhân gây viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, người bệnh cần được khám và làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp ở bệnh nhân xơ gan và bệnh nhân gan giai đoạn cuối.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp ở bệnh nhân xơ gan và bệnh nhân gan giai đoạn cuối.

Điều trị viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát

Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt theo đúng phác đồ và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh sẽ được làm kháng sinh đồvà thực hiện điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ. Phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm bào gồm: Cefotaxime, ceftriaxone, fluoroquinolone và ampicillin/sulbactam.

Lưu ý: Phải cân nhắc khi lựa chọn kháng sinh để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

-Bệnh nhân bị sepsis, có tiền sử điều trị dự phòng bằng fluoroquinolone, viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát mắc phải tại bệnh viện, có tiền sử nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc… có thể  cần phải sử dụng các kháng kinh nghiệm có phổ bao phủ được các vi khuẩn kháng thuốc.

-Albumin thường được chỉ định trong điều trị bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận.

– Bệnh nhân có nồng độ protein trong dịch cổ trướng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital