Viêm giác mạc nguy hiểm không? Có thể khẳng định chắc chắn, viêm giác mạc là một bệnh lý nhãn khoa vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, bệnh lý này nguy hiểm như thế nào? Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm và nguyên nhân viêm giác mạc
Giác mạc – một lớp mô trong suốt nằm phía trước con ngươi, là bộ phận tiếp nhận ánh sáng đầu tiên của mắt. Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc nhiễm trùng. Tình trạng này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, được phân loại thành 4 nhóm riêng biệt như sau:
– Vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh,…), virus (Herpes, Zona,…), nấm (Aspergillus, Cephalosporin, Fusarium,…) và ký sinh trùng (Amip, Acanthamoeba).
– Biến chứng của một số bệnh lý nhãn khoa và không phải nhãn khoa khác, như: Các bệnh lý mí mắt, bướu cổ, tiểu đường,…
– Thiếu Vitamin A.
– Các chấn thương vật lý, như: Tổn thương do va chạm với các vật thể cứng, rắn, sắc, nhọn,…; tổn thương do sử dụng kính áp tròng kém chất lượng hoặc sử dụng kính áp tròng sai cách; tổn thương do dùng thuốc nhỏ, bôi không đúng hướng dẫn;…
2. Dấu hiệu nhận biết viêm giác mạc
Viêm giác mạc là bệnh lý nhãn khoa có nhiều biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, thông qua những dấu hiệu nhận biết sau, bệnh nhân có thể dự đoán sự tồn tại của viêm giác mạc: Mi mắt sưng nề và co quắp khiến bệnh nhân mở mắt khó khăn; mắt xuất hiện đa dạng các cảm giác khó chịu như mỏi, rát, cộm, đau nhức âm ỉ; mắt đỏ và chảy nước hoặc mủ; giác mạc gồ ghề, mờ đục, có nhiều chấm hoặc nhiều vùng màu trắng/xám, tập trung ở trung tâm; đôi khi có một hoặc nhiều vết loét hình bầu dục hoặc hình tròn, nhỏ hoặc rộng hết cả giác mạc.
3. Viêm giác mạc nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào?
Viêm giác mạc nguy hiểm không? Như đã khẳng định phía trên, viêm giác mạc cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể, bệnh lý này nguy hiểm như thế nào? Theo chuyên gia, viêm giác mạc nếu không được kiểm soát nhanh và chính xác, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề vĩnh viễn. Những di chứng đó là: Sẹo giác mạc, thủng giác mạc, lệch mống mắt, lồi mắt cua, teo nhãn cầu,… thậm chí là hỏng một phần hoặc toàn bộ mắt, làm bệnh nhân mất một phần hoặc toàn bộ thị lực không phục hồi.
Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu viêm giác mạc, bệnh nhân phải đến ngay cơ sơ y tế uy tín gần nhất, để được thăm khám và chỉ định điều trị hiệu quả.
4. Chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc
4.1. Chẩn đoán viêm giác mạc
Tại các cơ sở y tế, bệnh lý viêm giác mạc có thể được chẩn đoán bằng:
– Nhuộm mắt Fluorescein: Đầu tiên, một mảnh giấy siêu mỏng đã được chuyên gia nhỏ Fluorescein màu cam sẽ được đặt lên nhãn cầu để thuốc nhuộm thấm vào giác mạc bệnh nhân. Tiếp theo, đèn khe được chuyên gia sử dụng để chiếu ánh sáng xanh dương vào mắt bệnh nhân. Lúc này, nếu bị viêm, giác mạc sẽ chuyển sang màu xanh dương giống ánh sáng đèn khe.
– Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Qua khám lâm sàng, nếu quan sát thấy giác mạc bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng, chuyên gia sẽ gây tê tại chỗ và lấy mẫu bệnh phẩm là một chút mô loét và đưa đi xét nghiệm.
4.2. Điều trị viêm giác mạc
4.2.1. Điều trị nội khoa
Sau khi chẩn đoán xác định viêm giác mạc, đầu tiên, bệnh nhân được điều trị nội khoa. Quá trình điều trị nội khoa viêm giác mạc luôn luôn cần tuân thủ nguyên tắc chung: “Kết hợp sử dụng thuốc điều trị nguyên nhân bệnh và thuốc làm giảm triệu chứng”. Theo đó, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc điều trị nguyên nhân viêm giác mạc như sau:
– Viêm giác mạc do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh đồ nếu bệnh nhân làm được kháng sinh đồ. Nếu bệnh nhân không làm được kháng sinh đồ, sử dụng kháng sinh phổ rộng.
– Viêm giác mạc do virus, nấm và ký sinh trùng: Sử dụng các thuốc kháng virus, nấm, ký sinh trùng đặc hiệu.
Hầu hết thuốc điều trị viêm giác mạc là thuốc nhỏ. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể được điện đi giác mạc nhằm gia tăng mức độ thẩm thấu của thuốc điều trị vào giác mạc.
Điều trị nội khoa viêm giác mạc có một số lưu ý, đó là:
– Tuyệt đối chỉ sử dụng thuốc trong đơn kê của chuyên gia.
– Không băng kín mắt để tránh tạo điều kiện nóng, ẩm cho vi khuẩn phát triển.
– Đeo kính để bảo vệ giác mạc trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường.
– Trong thời gian điều trị viêm giác mạc, không đeo kính áp tròng và trang điểm mắt.
– Trong thời gian điều trị viêm giác mạc, không để giác mạc tiếp xúc với các vật thể ngoại lai.
4.2.2. Điều trị ngoại khoa
Trường hợp điều trị nội khoa không cho kết quả như mong muốn, chuyên gia có thể cân nhắc 1 trong 2 phương pháp điều trị viêm giác mạc ngoại khoa sau:
– Phẫu thuật ghép giác mạc: Loại bỏ giác mạc viêm không thể cứu vãn và thay thế giác mạc đó bằng giác mạc của người hiến tặng.
– Phẫu thuật múc nội nhãn.
Điều trị ngoại khoa viêm giác mạc cũng có một số lưu ý, là:
– Sau phẫu thuật, băng mắt phải được thay hàng ngày. Nếu phẫu thuật múc nội nhãn, bệnh nhân cần sớm lắp mắt giả.
– Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân phải liên tục theo dõi tình trạng chảy máu.
– Tuyệt đối không để các vật thể ngoại lai như nước, bụi,… tiếp xúc với khu vực phẫu thuật.
– Bổ sung thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn. Đồng thời đảm bảo uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày.
– Mắt giả sau khi lắp, phải được vệ sinh bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Tái khám sau 1 tuần lắp mắt giả.
5. Phòng tránh viêm giác mạc
Để phòng tránh viêm giác mạc, bạn cần:
– Đeo kính bơi hoặc không bơi ở các vùng nước tập thể, như: Ao, hồ, sông, suối, bể bơi,…
– Điều trị triệt để các bệnh lý có nguy cơ biến chứng đến viêm giác mạc.
– Cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng Vitamin A cần thiết.
– Hạn chế tối đa tình huống giác mạc tiếp xúc với dị vật bằng cách đeo kính bảo hộ lao động, kính râm,…, không đeo kính áp tròng,…
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi viêm giác mạc nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bạn nhé!