Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là bệnh lý khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm nhiễm và chảy máu. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không, khắc phục như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu có nguy hiểm hay không?
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Bệnh phổ biến ở nữ giới hơn nam giới do nhiều nguyên nhân. Viêm nhiễm có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu khi đi tiểu. Đây là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị bởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như:
Biến chứng sức khỏe
– Khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn, cả hệ thống đường tiết niệu sẽ tổn thương và hình thành mưng mủ. Lớp niêm mạc bị thương nghiêm trọng và mất nhiều thời gian để phục hồi. Người bệnh đau đớn khó chịu suốt cả ngày đêm.
– Khi vi khuẩn xâm lấn mạnh vào sâu bên trong, bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn ngược dòng, ảnh hưởng đến thận.
– Bệnh nhân có thể gặp biến chứng nhiễm trùng máu với các biểu hiện như ớn sốt, buồn nôn… Nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng liên quan đến sinh sản
– Người bệnh là nữ giới có nguy cơ bị tắc nghẽn buồng trứng. Do đó ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, bệnh nhân khó có con.
– Viêm đường tiết niệu trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, có nguy cơ sinh non…
– Nếu nam giới bị viêm đường tiết niệu thì sẽ có biến chứng hẹp niệu đạo, ảnh hưởng đến quá trình đi vệ sinh, lúc nào cũng cảm giác đau đớn khó chịu.
– Ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của cả nam lẫn nữ, lâu dần sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, đánh mất hạnh phúc gia đình.
Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu nếu không sớm điều trị sẽ vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chần chừ trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
2. Làm gì khi bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu?
2.1. Đi khám nếu bị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu
Người bệnh nếu gặp tình trạng tiểu máu do viêm đường tiết niệu, cần đến ngay chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ có hướng dẫn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Thông thường là dùng thuốc để khắc phục các triệu chứng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
Mục đích của việc sử dụng thuốc đó là xây dựng hàng rào bảo vệ các cơ quan, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc cụ thể. Do đó, điều quan trọng nhất là cần thăm khám chính xác và áp dụng phác đồ điều trị riêng biệt với từng người.
2.2. Các cách điều trị viêm đường tiết niệu tiểu ra máu
– Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ được kê đơn với các loại thuốc kháng sinh, sát khuẩn. Mỗi một liệu trình kéo dài khoảng 1 tuần và cần theo dõi hiệu quả. Nếu không cải thiện cần tái khám để được tư vấn thêm.
– Trường hợp viêm đường tiết niệu khỏi rồi lại bị tái phát, sẽ cần kéo dài thời gian điều trị. Thường là từ 10 ngày trở lên.
– Trường hợp viêm đường tiết niệu chảy máu do quan hệ tình dục, bệnh nhân cần dùng kháng sinh kết hợp kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng. Cần chú ý việc điều trị dự phòng với vợ (hoặc chồng).
– Nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu và đã chữa khỏi, nhưng mong muốn duy trì điều trị để tránh tái phát, người bệnh cần dùng thuốc cả tháng nhưng với liều vừa phải. Bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, đặc biệt chú ý uống nhiều nước để thanh lọc hệ tiết niệu.
– Nếu triệu chứng viêm đường tiết niệu đã rất nghiêm trọng đi kèm các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, người bệnh cần nhập viện điều trị biến chứng. Sau đó mới khắc phục bệnh viêm đường tiết niệu qua việc sử dụng thuốc khi các biến chứng đã được điều trị ổn định.
3. Phòng ngừa tái phát viêm đường tiết niệu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu bị tái phát. Do đó, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần thực hành các thói quen tốt để hạn chế tình trạng viêm nhiễm quay lại. Các thói quen cần rèn luyện đó là:
– Cần uống đủ nước mỗi ngày, tùy vào tình trạng cơ thể mỗi người mà cung cấp khoảng 1,5 – 2,5 lít. Điều này giúp đường tiểu được thông thoáng hơn đồng thời có thể quét được vi khuẩn ra ngoài.
– Bệnh nhân cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hệ tiết niệu
– Không nên nhịn tiểu vì nước tiểu tích lũy lâu trong bàng quang sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
– Chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ chiên rán hay đồ ăn nhanh
– Bệnh nhân cần lưu ý thăm khám sức khỏe hệ tiết niệu định kỳ để kịp thời nhận ra các dấu hiệu viêm nhiễm hay bệnh lý khác để điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là một triệu chứng nguy hiểm, nếu để lâu sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó người bệnh cần có ý thức chủ động điều trị và tuân thủ phác đồ do bác sĩ chỉ định. Đồng thời cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, sinh hoạt điều độ để ngăn chặn sự tái phát của bệnh.