Thời gian qua có nhiều độc giả gửi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI câu hỏi: “Viêm cột sống dính khớp là gì và cách điều trị như thế nào”. Trong bài viết sau đây, TCI sẽ giải đáp thắc mắc này:
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp viêm cột sống dính khớp là gì?
1.1. Viêm cột sống dính khớp là gì?
Đây là tình trạng viêm khớp giữa các đốt sống cột sống hoặc giữa cột sống và xương chậu. Đôi khi tình trạng viêm cũng xảy ra ở các khớp khác như cổ tay, mắt cá chân, cổ… Viêm cột sống dính khớp thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả yếu tố di truyền gia đình và môi trường đều có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.
1.2. Viêm cột sống dính khớp có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng sớm nhất là tình trạng đau nhức tại vùng lưng, cột sống thắt lưng. Cơn đau kéo dài hơn 3 tháng, đau khi thay đổi tư thế. Đau dữ dội hơn vào ban đêm và sáng sớm. Bên cạnh đó, người bệnh thường bị cứng cột sống, khó vận động vùng thắt lưng trong các hoạt động cúi gập, nghiêng, xoay hoặc ngồi xổm.
2. Biện pháp phòng ngừa chứng viêm cột sống dính khớp
Các triệu chứng đầu tiên của viêm cột sống dính khớp thường là: đau cột sống và mất linh hoạt. Vì vậy, khi muốn thay đổi tư thế ngồi, bạn sẽ khó ngồi xổm và cảm thấy đau nhức. Những triệu chứng này thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.
Khi bệnh tiến triển âm thầm theo thời gian, cơn đau tăng dần và các khớp ở cột sống dần hẹp lại. Điều này khiến việc cử động cột sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Cảm giác đau rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số người cảm thấy cơn đau đến rồi đi trong thời gian ngắn. Trong khi đó, những người khác cảm thấy mệt mỏi mạn tính. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn vào cuối ngày.
Một số bệnh nhân có biểu hiện tăng thân nhiệt, cảm thấy nóng nhưng không sốt khi đo thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể không vượt quá 37 độ 5). Do những biểu hiện ban đầu của bệnh khá mơ hồ, nên người bệnh thường chủ quan và chỉ được chẩn đoán trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
3. Viêm cột sống dính khớp điều trị thế nào?
Viêm cột sống dính khớp thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, cùng với vật lý trị liệu và tập thể dục. Vật lý trị liệu và tập thể dục trị liệu rất quan trọng đối với bệnh viêm cột sống dính khớp và có thể giúp cải thiện tư thế, độ linh hoạt của cột sống và dung tích phổi. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:
3.1. Viêm cột sống dính khớp điều trị bằng Aspirin và NSAID
Aspirin và NSAID thường được kê đơn để giảm đau và cứng khớp ở cột sống và các khớp khác. Một số NSAID thường được sử dụng bao gồm indomethacin (Indocin), tolmetin (Tolectin), sulindac (Clinoril), naproxen (Naprosyn) và diclofenac (Voltaren).
Những loại thuốc này thường gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và thậm chí loét dạ dày. Để giảm các tác dụng phụ nêu trên, người bệnh thường dùng các thuốc này cùng với thức ăn. Bên cạnh đó có thể dùng với các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như PPI. Liệu trình điều trị cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ.
3.2. Điều trị bằng sulfasalazine
Một số người bị viêm cột sống dính khớp có vấn đề nghiêm trọng về tình trạng viêm ở một số khớp ngoại vi, chẳng hạn như hông và mắt cá chân. Đối với những bệnh viêm khớp này, liệu pháp chống viêm không steroid đơn thuần không mang lại đáp ứng điều trị hiệu quả. Do đó, nên cân nhắc việc bổ sung thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như sulfasalazine (Azulfidine). Đây là loại thuốc có thể mang lại tác dụng chống viêm lâu dài.
Bệnh nhân có thể được khuyên dùng sulfasalazine 500mg/ngày kết hợp với NSAID (ví dụ lornoxicam 4 – 12 mg/ngày) và thuốc bảo vệ dạ dày (ví dụ rebamipide 100mg – 300mg/ngày ngày) (liều tương đương với liều khuyến cáo). Lornoxicam). Tuy nhiên, việc điều trị cần qua thăm khám cụ thể và thuốc phải được kê đơn bởi bác sĩ.
3.3. Viêm cột sống dính khớp điều trị bằng methotrexate
Một loại thuốc khác có thể thay thế sulfasalazine và được báo cáo là có hiệu quả hơn là methotrexate (Rheumatrex, Trexall). Thuốc có thể sử dụng qua đường uống hoặc tiêm.
Khi dùng methotrexate, người bệnh nên xét nghiệm máu thường xuyên vì có khả năng gây nhiễm độc gan, thậm chí dẫn đến xơ gan, nhiễm độc tủy xương và dẫn đến thiếu máu trầm trọng.
3.4. Viêm cột sống dính khớp điều trị bằng TNF
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đối với những bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (khoảng 50%) không hiệu quả với cả thuốc kháng viêm sulfasalazine và methotrexate. Khi không đạt hiệu quả điều trị, nên sử dụng các tác nhân sinh học ức chế hoại tử khối u TNF).
TNF là một cytokine. Cytokine là những chất được giải phóng trong quá trình viêm. Phản ứng viêm là một quá trình bình thường của cơ thể để chống lại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Thông thường, phản ứng viêm sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, trong bệnh viêm khớp, quá trình này bị gián đoạn nên quá trình viêm vẫn tiếp tục. Điều này là do sự hiện diện của một lượng lớn TNF trong máu và khớp của bệnh nhân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sản xuất quá nhiều TNF có thể dẫn đến viêm và tổn thương khớp. TNF là một cytokine đặc biệt mạnh. Nó gây ra sự giải phóng các cytokine khác (IL1 và IL6). Do đó ngăn chặt TNF có thể giúp giảm viêm cũng như tổn thương khớp.
Bên cạnh những hiệu quả mang tính chất bước ngoặt trong điều trị, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra TNF cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên điều trị thuốc ức chế TNF theo tư vấn và giám sát của bác sĩ.
3.5. Trị liệu vật lý
Ngoài việc điều trị thông qua một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Bệnh nhân cũng nên thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu tại nhà. Thường xuyên tập luyện và điều chỉnh các tư thế đi, đứng, ngồi sẽ giúp cơ thể thẳng và đẹp hơn.
3.6. Phẫu thuật
Ngoài ra, nếu các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ chỉ định phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật hiếm khi được sử dụng.
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh hiếm gặp, nhưng lại tác động rất lớn tới sức khỏe. Bệnh gây khó chịu, mệt mỏi, khó khăn vận động cho người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng làm mất khả năng đi lại. Người bệnh phải nằm tại chỗ,gây bất tiện cho bản thân và những người thân trong gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.