Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, đôi khi cả ở những người lớn tuổi. Bài viết dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm amidan bạn nên biết.
Menu xem nhanh:
1. Viêm amidan và những biểu hiện bệnh
Tham khảo: có nên cắt amidan không
Amidan là tổ chức nằm ở bên thành họng, giao điểm của đường ăn và đường thở có chức năng bảo vệ, giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Sở dĩ amidan thường bị viêm là do cấu trúc nhiều khe, hốc nên vi khuẩn, vi rút, nấm dễ trú ngụ và đây cũng là cơ quan chịu tác động mạnh của thói quen ăn uống cũng như môi trường sống của người bệnh. Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amidan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân có thể có những biểu hiện khác nhau.
- Viêm amidan cấp: là tình trạng viêm nhiễm khuẩn giới hạn ở amidan do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn. Bệnh nhân viêm amidan cấp thường có biểu hiện sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng, xuất hiện hạch cổ trước, đau nhức cơ khớp… Viêm amidan cấp không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe quanh amidan, áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản…
- Viêm amidan mạn: chứng viêm thường kéo dài khoảng 4 tuần với một số triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức xương, hơi thở có mùi khó chịu…
2. Điều trị viêm amidan như thế nào?
Viêm amidan ban đầu có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cắt amidan được bác sĩ xem xét trong một số trường hợp:
- Viêm amidan mạn tính có trên 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp.
- Viêm amidan mạn kéo dài 4 – 6 tuần nhưng bệnh không giảm
- Áp xe quanh amidan ít nhất 1 lần phải nhập viện điều trị
- Viêm amidan gây biến chứng gây biến chứng, sốt, thấp khớp, viêm xoang…
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ nghi ngờ ung thư amidan
Cắt amidan có thể ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi, tuy nhiên có những trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn cắt amidan khi amidan sưng quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
3. Cách phòng tránh bị viêm amidan
Để phòng ngừa viêm amidan, cần phải chú ý:
- Giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng
- Tránh môi trường sống ô nhiễm
- Tránh thức ăn quá nóng hay quá lạnh
Trên đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán bệnh chính xác người bệnh cần tới bệnh viện uy tín thăm khám.