Uốn ván là loại vắc xin quan trọng cần dự phòng để đảm bảo sức khỏe cho mọi đối tượng trước nguy cơ lây nhiễm cao bất cứ khi nào xảy ra vết thương. Vậy vắc xin uốn ván tác dụng bao lâu và thời điểm nào cần tiêm nhắc lại? TCI sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin uốn ván là gì?
Vắc xin uốn ván là một loại chế phẩm sinh học chứa các kháng nguyên được tạo ra từ trực khuẩn uốn ván hoặc từ vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên tương tự. Mục đích của việc tiêm vắc xin uốn ván là kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể để sản sinh ra kháng thể phòng ngừa trực khuẩn uốn ván. Điều này giúp cơ thể có phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn khi tiếp xúc với trực khuẩn gây bệnh, từ đó ngăn chặn sự lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của người tiêm khỏi tổn thương do trực khuẩn uốn ván.
Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) sản sinh ngoại độc tố Tetanus exotoxin, và bệnh uốn ván được gây ra bởi độc tố này. Vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong đất, phân bón, đặc biệt là phân ngựa và các vật bị gỉ sét. Khi cơ thể có tổn thương ở da hoặc vết thương hở, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng.
2. Các đối tượng được khuyến nghị tiêm phòng uốn ván
Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cần thiết cho mọi đối tượng, bởi căn bệnh nguy hiểm này có thể gặp phải ở bất cứ ai ngay khi xuất hiện vết thương. Tuy nhiên, có những nhóm đối tượng đặc biệt cần được tiêm phòng do có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao:
– Phụ nữ mang bầu: Việc tiêm phòng uốn ván là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 95%. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua quá trình cắt rốn bằng các dụng cụ trợ sinh hoặc do dây rốn không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cũng có nguy cơ cao nhiễm trùng uốn ván trong quá trình chuyển dạ và sinh con, đặc biệt với các mẹ sinh mổ hoặc sinh thường phải rạch tầng sinh môn.
– Người làm nghề nông: Đây là một nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm uốn ván cao. Môi trường làm việc của họ thường tiếp xúc với đất, phân của gia súc, gia cầm, nơi mà có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ. Trong quá trình làm việc, các vết thương hở trên da có thể tiếp xúc với đất, cát nên rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn uốn ván. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
– Công nhân xây dựng: Đây cũng là một nhóm đối tượng cần được tiêm vắc xin uốn ván để đề phòng tai nạn nghề nghiệp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khi có vết thương hở, đặc biệt là các vết thương do giẫm phải đinh, thép gỉ.
3. Các loại vắc xin uốn ván
Hiện nay, tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang có đầy đủ các loại vắc xin uốn ván dành cho khách hàng ở mọi độ tuổi, bao gồm:
– Vắc xin uốn ván hấp phụ TT (xuất xứ Việt Nam):
Vắc xin được sử dụng để cung cấp miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho trẻ em và người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai.
– Huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT (của Việt Nam):
Huyết thanh được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván cho cả trẻ em và người lớn, trong trường hợp người tiêm đã xảy ra vết thương hoặc vết cắn từ súc vật, nguy cơ phơi nhiễm cao. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị bệnh nhân đã mắc bệnh uốn ván, khi đã có các triệu chứng của bệnh.
– Vắc xin 6in1 Hexaxim (Pháp) và Infanrix hexa (Bỉ):
Cả 2 vắc xin được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 2 tuổi để phòng uốn ván cùng với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, bao gồm: bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib.
– Vắc xin 4in1 Tetraxim (xuất xứ Pháp):
Vắc xin được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi để phòng uốn ván cùng với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, bao gồm: bạch hầu, ho gà và bại liệt.
– Vắc xin 3in1 Boostrix 0,5ml (của Bỉ) và Adacel (của Canada):
Cả 2 vắc xin giúp tạo miễn dịch chủ động nhằm phòng ngừa bệnh uốn ván kết hợp với ho gà, bạch hầu. Riêng Adacel được khuyến nghị sử dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi, còn Boostrix 0,5ml được khuyến nghị sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn không giới hạn độ tuổi.
4. Vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu và lúc nào cần tiêm nhắc lại?
Tiêm phòng khuyến cáo tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe thì hầu hết mọi người đều thắc mắc về tác dụng của vắc xin uốn ván kéo dài trong bao lâu.
Câu trả lời là vắc xin uốn ván không cung cấp kháng thể miễn dịch suốt đời. Thông thường, hiệu lực của vắc xin kéo dài khoảng 10 năm, do đó, bác sĩ thường khuyên người tiêm nên tiêm mũi nhắc lại mỗi 10 năm để đảm bảo nồng độ kháng thể trong cơ thể ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván.
Khi đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng cơ bản, thì cứ mỗi 10 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng, bạn nên đi tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván để giúp cơ thể duy trì kháng thể ngừa bệnh uốn ván tới suốt đời.
Bên cạnh đó, quyết định tiêm nhắc lại uốn ván hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ tổn thương của người bệnh. Nếu người bệnh đã tiêm đủ mũi vắc xin trong vòng 5 năm và không gặp vấn đề nghiêm trọng, thì không cần tiêm lại. Tuy nhiên, nếu đã quá 5 năm và có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn uốn ván, người bệnh nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng và tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin vắc xin uốn ván tác dụng bao lâu và thời điểm cần tiêm nhắc lại. Lưu ngay thông tin này để không bỏ lỡ những mũi tiêm nhắc lại uốn ván quan trọng bạn nhé! Tiêm chủng đảm bảo, an toàn và hiệu quả, liên hệ đăng ký tiêm chủng ngay với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, chúng tôi luôn có sẵn các loại vắc xin uốn ván để phục nhu cầu chủng ngừa của quý khách hàng!