Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư nguy hiểm ở nam giới và đối với những trường hợp nặng có thể di căn đến hệ thống xương và các hạch bạch huyết lân cận dẫn tới đau đớn và khó khăn trong vấn đề tiểu tiện, quan hệ tình dục và chức năng cương dương… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cần biết về căn bệnh này để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư tiền liệt tuyến và những thông tin quan trọng cần biết
1.1 Khái niệm bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt hay bệnh ung thư tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới. Tuyến này nằm ở phía dưới của bọng đái, trước ruột già và bao quanh niệu đạo hay ống dẫn nước tiểu qua đó thoát nước tiểu cùng tinh dịch ra bên ngoài.
Do tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới nên căn bệnh này không gặp phải ở nữ giới. Những nằm gần đây, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này tăng cao và khiến nhiều nam giới trung niên tử vong.
Căn bệnh này khá nguy hiểm bởi tuy bệnh phát triển khá chậm nhưng người mắc bệnh thường khó phát hiện sớm mà thường ở giai đoạn muộn dẫn tới bệnh đã di căn sang xương, hạch bạch huyết… khiến việc đi tiểu khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.
1.2 Những dấu hiệu của bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Đa số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường không có triệu chứng ở thời điểm đầu, những dấu hiệu để nhận diện bệnh bao gồm:
– Khó đi tiểu: Buồn tiểu nhưng khó đi tiểu, đột ngột ngắt cơn tiểu hoặc đi tiểu nhiều hơn so với thông thường đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuyến tiền liệt ôm lấy niệu đạo nên chỉ cần có tác động của khối u là việc tiểu tiện hay xuất tinh sẽ trở nên khó khăn hơn.
– Đau khi đi tiểu: Tuyến tiền liệt bị khối u chèn ép nên khi đi tiểu người bệnh thấy đau đớn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến.
– Máu có trong nước tiểu: Khối u xuất hiện ở tuyến tiền liệt và chèn ép đến niệu đạo khiến nước tiểu có màu hồng nhạt. Tuy nhiên viêm tiết niệu cũng có dấu hiệu tương tự nên bạn cần đi thăm khám để sàng lọc nguyên nhân.
– Không duy trì được sự cương cứng khi quan hệ: Khối u khiến lượng máu đến dương vật kém, người bệnh khó có thể duy trì được sự cương cứng trong một thời gian dài.
– Có máu ở tinh dịch: Lượng máu thường ít khiến tinh dịch có màu hồng nhạt hoặc có vệt máu nhạt.
– Đau hông lưng, đau đùi: Vùng chậu hay hông lưng đau đớn có thể do khối u khiến việc vận chuyển máu đến khu vực này ảnh hưởng.
– Đi tiểu đêm nhiều lần: Mặc dù dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như: viêm tiết niệu, suy thận… nhưng người bệnh vẫn nên đề phòng để tránh nguy cơ ung thư.
– Tiểu rắt: Rò rỉ nước tiểu mà cơ thể không tự chủ được thì đó có thể là bất thường của tuyến tiền liệt bạn cần lưu ý.
Những dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này trong giai đoạn đầu đa số có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, viêm tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến… Nhưng nếu cơ thể liên tục cảnh báo những dấu hiệu lạ thì bạn nên thăm khám sớm.
Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như: chụp cộng hưởng từ khu vực chậu, sinh thiết cho tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA… Sau đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, tình trạng, mức độ ác tính và giai đoạn bệnh.
3. Điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?
Hiện nay điều trị ung thư tiền liệt tuyến được chỉ định phương pháp thông qua giai đoạn bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe nền của bệnh nhân, mong muốn của người bệnh… để xây dựng phác đồ. Dưới đây là các chỉ định điều trị chính cho căn bệnh này:
3.1 Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng phẫu thuật toàn bộ
Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn sớm của bệnh. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh và nạo hạch hai bên khu chậu để điều trị triệt để bệnh khi khối u chưa lây lan ra ngoài.
Hiện nay, bệnh nhân có thể điều trị với mổ mở hoặc điều trị nội soi tùy theo đánh giá tình trạng và thể trạng của từng bệnh nhân. So với phẫu thuật mổ thì nội soi có một số ưu điểm nổi bật như: an toàn, giảm nguy cơ biến chứng hoặc nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh lại đảm bảo tính thẩm mĩ.
3.2 Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng cắt đốt nội soi qua niệu đạo
Nếu bệnh nhân không còn được chỉ định phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn hoặc có rối loạn tiểu tiện nặng(khó tiểu, bí tiểu…) thì có thể được chỉ định cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo.
Kỹ thuật này yêu cầu sự kết hợp các phương pháp điều trị ung thư khác như: cắt tinh hoàn, nội tiết trị liệu, hóa trị hoặc xạ trị…
3.3 Điều trị với xạ trị ung thư tiền liệt tuyến
Phương pháp này sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để loại bỏ khối u ung thư.
Xạ trị có thể áp dụng được nhiều tình trạng và giai đoạn bệnh nếu cần.
3.4 Điều trị nội tiết ung thư tiền liệt tuyến
Nguyên lý của phương pháp này là giảm nội tiết tố nam như Androgen, trong đó chủ yếu là Testosterone. Giảm những nội tiết tố này sẽ giúp bệnh giảm tiến triển với 2 phương pháp chính như sau:
– Triệt tiêu nội tiết tố nam với phẫu thuật cắt tinh hoàn: Sử dụng nhiều cắt tinh hoàn trong vỏ bao, đảm bảo tính thẩm mĩ.
– Triệt tiêu nội tiết tố nam với thuốc nội tiết: Dùng thuốc để điều trị nếu bệnh nhân không muốn phẫu thuật hoặc chống chỉ định phẫu thuật.
Mỗi người có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt với những lưu ý quan trọng như: ăn uống khoa học với đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất, bổ sung vitamin D, tập thể dục đều đặn, hạn chế thói quen hút thuốc hoặc rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý…