Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II vẫn giới hạn ở tuyến tiền liệt, chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay các cơ quan ở xa nào. Rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II sống được bao lâu.
Menu xem nhanh:
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II sống được bao lâu?
Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến trong các bệnh ung thư ở nam giới. Bệnh xảy ra khi có sự biến đổi bất thường của các tế bào ở tuyến tiền liệt, tuyến nhỏ có chức năng tạo ra tinh dịch, nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn IIA: ung thư tuyến tiền liệt chỉ giới hạn ở một bên tuyến tiền liệt, có thể sinh thiết và kiểm tra nồng độ PSA để xác định dấu ấn ung thư. Chỉ số PSA trong giai đoạn này khoảng 10 ng – 20 ng/ml.
- Giai đoạn IIB: ung thư phát triển với kích thước lớn hơn, chỉ số PSA khó xác định, thường trên 20 ng/ml
Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, dự đoán ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị cũng như lựa chọn phương pháp điều trị của người bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt được xếp vào nhóm có tiên lượng sống rất tốt nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời.
Giai đoạn II được xếp vào giai đoạn ung thư khu trú, tiên lượng sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư vẫn gần như tuyệt đối 100%. Với tiên lượng sống tốt như vậy, người bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi nếu được điều trị tốt.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để đưa ra dự đoán ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đối với một số người được chẩn đoán ung thư sớm, điều trị ngay lập tức có thể không cần thiết, một số người không cần phải điều trị.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, một số mô xung quanh và hạch bạch huyết thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này.
Xạ trị liệu sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ trị liệu có thể đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể qua việc đặt nhiều hạt phóng xạ trong mô tuyến tiền liệt.
Ở giai đoạn sớm, liệu pháp hoóc môn cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt với mục đích thu nhỏ khối u trước khi xạ trị, giúp xạ trị liệu tốt hơn, giảm nguy cơ ung thư tái phát. Điều trị liệu pháp hoóc môn hướng tới ngăn chặn cơ thể sản xuất nôi tiết tố nam testosterone – yếu tố mà tế bào ung thư dựa vào để phát triển. Ở những người không đáp ứng được bằng điều trị hoóc môn, hóa trị liệu có thể được chỉ định thay thế.
Tại Bệnh viện Thu Cúc, hợp tác trong xây dựng phác đồ điều trị là đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, TS. BS Zee Ying Kiat, TS. BS See Hui Ti…